Theo Điều 4 của Nghị định này, căn cứ xác định vị trí việc làm gồm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị; Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.

Căn cứ xác định biên chế công chức bao gồm: Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm; Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao; Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ nêu trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Điều 18 Nghị định này nêu rõ, nếu tuyển quá biên chế công chức, lãnh đạo phải bồi hoàn kinh phí.
Cụ thể, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức thực hiện không đúng quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức tại Nghị định này bị xem xét:
- Xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Đưa vào xem xét phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm;
- Phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc sử dụng không đúng quy định về quản lý và sử dụng biên chế công chức...
Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức bao gồm văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức, đề án điều chỉnh biên chế công chức và các tài liệu liên quan. Trường hợp điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc chuyển biên chế giữa các bộ, ngành, địa phương thì hồ sơ được gửi về Bộ Nội vụ để thẩm định, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức do Bộ Nội vụ quyết định và báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ.
Xem chi tiết Nghị định 62/2020/NĐ-CP tại đây.

Nguồn: VITIC