Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng;
Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng đối với người lái xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Bên cạnh đó, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng; còn người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Không chỉ tăng mạnh mức phạt đối với hành vi uống rượu lái xe, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ còn siết chặt mức phạt đối với người không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Xem chi tiết Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại đây.

Nguồn: VITIC