Mục tiêu cụ thể của Chính phủ đó là đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 8,75% số cơ sở và 8,9% người học vào năm 2020 và lần lượt là 13,5% và 16% vào năm 2025. Cụ thể:

Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỷ lệ ít nhất là 20%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 25%; đến năm 2025, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 25% với số trẻ em theo học đạt 30%.
Đối với giáo dục đại học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đạt 28% và số sinh viên theo học đạt 18%; đến năm 2025 đạt tỷ lệ tương ứng là 30% và 22,5%. Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 35%; đến năm 2025, đạt tỷ lệ 40%...
Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đã nêu một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện thể chế theo hướng chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;
- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
- Đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập;
- Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập, khuyến khích cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính.
Nghị quyết này dẫn chiếu đến Nghị quyết 05/2005/NQ-CP; Nghị định 69/2008/NĐ-CP;...
Xem chi tiết Nghị quyết 35/NQ-CP tại đây.