- Chương I: quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa;
- Chương II: quy định về các trường hợp, nội dung, trình tự kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Chương III: quy định về các trường hợp, nội dung, trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất;
- Chương IV: quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và điều khoản thi hành Thông tư.
Dựa trên cơ chế cấp C/O, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu hiện đang thực thi và chuẩn bị triển khai tại Việt Nam, đối tượng áp dụng của Thông tư số 39/2018/TT-BCT là cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân. Việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ đã cấp hoặc đã phát hành và kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất được thực trong các trường hợp:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Các trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ tại Thông tư quy định quy trình phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước với cơ quan hải quan nước nhập khẩu và với thương nhân trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2018.
Xem chi tiết Thông tư số 39/2018/TT-BCT tại đây.
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu/Cổng Thông tin điện tử  Bộ Công Thương