Các hành vi doanh nghiệp không được thực hiện được bổ sung như sau:
1. Tuyển người lao động với mục đích mua bán người
Căn cứ pháp lý: Khoản 6 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019
Nội dung: Cấm lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Buộc người lao động làm việc để trả nợ
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019
Nội dung: Cấm buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
3. Can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019
Nội dung: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
4. Xâm phạm danh dự, uy tín của người lao động
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019
Nội dung: Cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính cho những hành vi nêu trên.

Nguồn: VITIC