Trong đó, nhiệm vụ và giải pháp như sau: Để chủ động, tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, Bộ Tài chính tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như sau:
- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/6/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”;
- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; - Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sở hữu tài sản…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký..

Nguồn: VITIC