Điều 1 qui định, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề.
Điều 3 quy định danh mục nghề gồm 5 cấp, trong đó, Cấp 1: Cấp độ kỹ năng; Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong thực hiện công việc.
Trong đó, nhóm nghề nhân viên về luật pháp đó là những người làm công việc chấp hành viên, thư ký thẩm phán, thư ký soạn thảo giấy tờ chuyển nhượng, thư ký tòa án, trợ lý pháp lý, người giúp việc cho luật sư, thám tử tư, người rà soát quyền sở hữu (trừ luật sư, công chứng viên, thư ký luật).
Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên về luật pháp đó là chuẩn bị các văn bản pháp luật bao gồm cả thử nghiệm tóm tắt, biện hộ, kháng cáo, bản di chúc và các hợp đồng; Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý; Có thể điều tra các trường hợp liên quan đến hành vi trộm cắp hàng hóa, tiền, thông tin từ cơ sở kinh doanh và các hành vi trái pháp luật khác của khách hàng hoặc nhân viên...
Ngoài ra, Chính phủ cũng giải thích rõ, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu,…các nhóm nghề khác như: Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị; Nhà chuyên môn bậc trung; Nhân viên trợ lý văn phòng; Nhân viên dịch vụ và bán hàng; Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Lao động thủ công và các nghề có liên quan khác;…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020.

Quyết định 34/2020/QĐ-TTg (2)

Quyết định 34/2020/QĐ-TTg (3)

Quyết định 34/2020/QĐ-TTg (4)

Nguồn: VITIC