dien mat troi ap mai tang canh tranh cho nganh thuy san va kho lanh Điện mặt trời áp mái mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp chế biến thủy hải sản và ngành kho lạnh
Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là khu vực có bức xạ mặt trời hàng năm tương đối lớn và ổn định, đặc biệt là các khu vực Cao nguyên miền Trung, duyên hải miền Trung và miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày). Còn tại các tỉnh phía Nam, nắng quanh năm, đặc biệ trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày.
Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Nó càng có ý nghĩa hơn khi ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản đều tập trung ở các địa phương này.
Theo vụ Nuôi trồng thủy sản -Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 1,103 triệu ha năm 2017, trong đó chỉ riêng đồng bằng sông Cửu long đã chiếm khoảng 800.000 ha. Cũng theo số liệu của Bộ này, hiện cả nước có trên 600 nhà máy chế biến thủy sản quy mô lớn. Đó là chưa kể đến các loại kho lạnh lưu trữ nông sản, thực phẩm khác của các doanh nghiệp ngành chế biến, trung tâm Logistics, chợ thương mại...
Các chuyên gia cho rằng, ngành thủy sản tiêu tốn khá nhiều điện năng. Theo nghiên cứu của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh (ECC HCMC) cho thấy, chi phí năng lượng chiếm hơn 9% trong chi phí nuôi tôm (trong đó 90% là từ hệ thống quạt nước, tạo ôxy) và chiếm 15 - 20% trong chế biến tôm. Như vậy, trong chuỗi giá trị sản phẩm, chi phí năng lượng đứng hàng thứ 3 sau nguyên liệu và công lao động.
Còn thống kê thực tế của các doanh nghiệp chế biến thủy sản cho thấy, trong chế biến thủy sản, lượng điện tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy trình chế biến, tuổi thọ của thiết bị, hoạt động bảo trì, mức độ tự động hóa, yêu cầu các loại sản phẩm đang được sản xuất và sự quản lý của mỗi nhà máy. Mức tiêu thụ điện trung bình cho các hoạt động sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản dao động 57 - 2.129 kWh/tấn nguyên liệu và 324 - 4.412 kWh/tấn sản phẩm. Trong đó, mức tiêu thụ điện cho hệ thống lạnh cấp đông là lớn nhất, chiếm tới 70%.

 dien mat troi ap mai tang canh tranh cho nganh thuy san va kho lanh Lắp đặt điện mặt trời áp mái

Mặc dù, các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm song chi phí năng lượng còn khá cao, thậm chí có doanh nghiệp phải chi tiền điện hàng tỷ đồng hàng tháng.
Sự tiến bộ và sự cạnh tranh về công nghệ cùng với việc hình thành ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng chi phí lắp đặt điện mặt trời ngày càng rẻ, nếu các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ điện mặt trời áp mái, không chỉ tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, bảo vệ môi trường, giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia mà còn giảm được chi phí sản xuất, tăng cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa.
Những lợi ích nêu trên càng được khẳng định tại Hội thảo tư vấn về điện mặt trời áp mái cho ngành kho lạnh và chế biến thủy hải sản Việt Nam diễn ra vào ngày 14/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và Chương trình Phát triển Dự án (PDP) của Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), theo ủy nhiệm của Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức trong khuôn khổ “Sáng kiến Giải pháp Năng lượng Đức”.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, ưng dụng điện mặt trời áp mái mang đến giải pháp có tính kinh tế và đa chiều cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kho lạnh và chế biến thủy hải sản, giúp giảm chi phí điện năng, giảm phát thải CO2, đảm bảo an ninh năng lượng, "xanh hóa" chuỗi cung ứng hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hiệu quả thực tế từ hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 308 kWp do PDP triển khai triển khai tại Emergent Cold Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh hoàn thành vào tháng 7/2018 đã giúp đáp ứng 15% tổng nhu cầu năng lượng hàng năm và góp phần giảm 170 tấn CO2 phát thải cho doanh nghiệp.
Nguồn: Đình Dũng/Báo Công thương điện tử