Kết thúc cuộc họp hai ngày 9-10/6 FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0-025%, đồng thời dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức trên 9% cho đến cuối năm 2020, và vào thời điểm đó, kinh tế Mỹ sẽ suy giảm hơn 6%. Chứng khoán toàn cầu hầu hết giảm điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1% xuống 26.989,99 điểm; chỉ số S&P 500 sụt 0,5% xuống 3.190,14 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại tăng 0,7% và khép phiên ở mức 10.020,35 điểm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại, bất chấp số liệu cho thấy tồn trữ dầu của Mỹ tăng lên mức kỷ lục làm thị trường lo ngại về tình trạng dư cung kéo dài do nhu cầu yếu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 55 US cent lên 41,73 USD/thùng; trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 66 US cent lên 39,60 USD/thùng, sau khi giảm hơn 2% trước đó trong cùng phiên.
Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn trữ dầu thô của nước này đã tăng 5,7 triệu thùng lên 538,1 triệu thùng trong tuần tới ngày 5/6. Bộ Năng lượng Mỹ ngày 10/6 cũng cho biết đã mua 126.000 thùng dầu thô tích vào kho dự trữ chiến lược để hỗ trợ giá dầu.
Thị trường dầu mỏ đang được hỗ trợ bởi cam kết mới đây của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất liên minh (OPEC+) về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 7/2020, thay vì cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 6/2020 cho tới cuối năm như dự định ban đầu.
Về thông tin liên quan, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong giai đoạn tháng 1 - 4/2020 giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019 so với cùng kỳ năm 2019, xuống mức 30,02 tỷ USD. Khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn này giảm 4%, xuống 84,9 triệu tấn.
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong tháng 4 đã giảm gần 40% so với tháng 3, xuống còn 4,46 tỷ USD, trong khi khối lượng xuất khẩu vẫn không thay đổi, ở mức 21,8 triệu tấn.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay tiếp tục tăng sau khi FED giữ nguyên lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn do đạii dịch. Điều này thúc đẩy nhu cầu vàng thỏi như một tài sản trú ẩn an toàn.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.728,76 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York giảm nhẹ xuống 1.720,7 USD/ounce
Phil Streible, chiến lược gia trưởng của Blue Line Futures, cho biết, mọi người đang sử dụng vàng như một tài sản trú ẩn an toàn và cũng có nhiều người tin rằng lạm phát sẽ tăng trong các quý tới.
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 1.800 USD/ounce trong 12 tháng tới và nguy cơ lạm phát vượt mức mục tiêu sẽ là yếu tố tiềm tàng đẩy giá vàng lên 2.000 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và nhôm tăng mạnh. Giá đồng tăng phiên thứ 6 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, được hỗ tợ bởi nhu cầu tăng. Trên sàn London, giá đồng giao sau 3 tháng tăng 2,1% lên 5.893 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.913,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/1/2020. Giá đồng tinh chế giao ngay tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng lên 46.350 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 23/1/2020, cho thấy nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh.
Lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/2/2020 (130.225 tấn), còn đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17/1/2020.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn London tăng 1,4% lên 1.628 USD/tấn - cao nhất kể từ ngày 20/3/2020; kẽm tăng 0,6% lên 2.028,50 USD/tấn, chì giảm 1,3% xuống 1.742,50 USD/tấn, thiếc tăng 1,6% lên 17.200 USD/tấn và nickel tăng 0,8% lên 13.010 USD/tấn.
Nhóm sắt thép giảm giá trong phiên vừa qua. Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp do xuất khẩu từ các mỏ khai thác tăng, mặc dù bất ổn về nguồn cung kéo dài do đại dịch virus corona. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,4% xuống 760 CNY (107,47 USD)/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,4% xuống 3.587 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.516 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 12.910 CNY/tấn.
Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil trong tuần trước tăng 5 triệu tấn lên 29,3 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ Trung Quốc tăng, trong khi giá ngô giảm do điều kiện cây trồng được cải thiện.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 8,65-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 1-3/4 US cent lên 5,06-1/4 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1-1/4 US cent xuống 3,26-1/4 USD/bushel.
Giá đường tăng lên mức cao nhất 3 tháng, trong bối cảnh xuất khẩu của Brazil chậm lại và nguồn cung đường trắng thắt chặt. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 0,23 US cent tương đương 1,9% lên 12,23 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,27 US cent/lb, cao nhất gần 3 tháng. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 6,6 USD tương đương 1,7% lên 394,9 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 398,5 USD/tấn, cao nhất 3 tháng.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 1,15 US cent tương đương 1,2% xuống 98,55 US cent/lb; robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 6 USD tương đương 0,5% lên 1.253 USD/tấn.
Sản lượng cà phê của Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – dự kiến sẽ giảm 3,5% xuống 30,2 triệu bao (60 kg) trong niên vụ 2020/21. Xuất khẩu cả phê của Brazil trong tháng 5/2020 giảm 23% xuống 2,68 triệu bao, thấp nhất trong hơn 1 năm.
Giá cao su tại Tokyo tăng do kỳ vọng nền kinh tế sẽ nhanh chóng hồi phục khi nhiều nước trên thế giới nới lỏng các hạn chế virus corona, song đồng JPY tăng cao đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,1 JPY lên 163 JPY (1,5 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY xuống 10.585 CNY (1.498 USD)/tấn. JPY tăng đã hạn chế đà tăng giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM. Đồng JPY tăng mạnh khiến tài sản mua bằng đồng JPY rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

 

Giá hàng hóa thế giới sáng 11/6/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

38,69

-0,91

-2,30%

Dầu Brent

USD/thùng

40,84

-0,89

-2,13%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.130,00

-10,00

-0,04%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,79

+0,01

+0,45%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

119,22

-1,77

-1,46%

Dầu đốt

US cent/gallon

115,38

-1,92

-1,64%

Dầu khí

USD/tấn

335,50

-0,50

-0,15%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

39.820,00

+20,00

+0,05%

Vàng New York

USD/ounce

1.742,70

+22,00

+1,28%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.960,00

+17,00

+0,29%

Bạc New York

USD/ounce

18,19

+0,39

+2,21%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,10

+0,20

+0,32%

Bạch kim

USD/ounce

835,25

-6,52

-0,77%

Palađi

USD/ounce

1.927,94

-26,74

-1,37%

Đồng New York

US cent/lb

266,10

+0,45

+0,17%

Đồng LME

USD/tấn

5.907,00

+133,00

+2,30%

Nhôm LME

USD/tấn

1.627,50

+22,00

+1,37%

Kẽm LME

USD/tấn

2.020,50

+3,00

+0,15%

Thiếc LME

USD/tấn

17.190,00

+268,00

+1,58%

Ngô

US cent/bushel

326,50

+0,25

+0,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

507,50

+1,25

+0,25%

Lúa mạch

US cent/bushel

311,75

-1,75

-0,56%

Gạo thô

USD/cwt

12,30

+0,06

+0,49%

Đậu tương

US cent/bushel

864,50

-1,00

-0,12%

Khô đậu tương

USD/tấn

288,10

-0,70

-0,24%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,03

+0,03

+0,11%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

470,20

-1,00

-0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.394,00

-25,00

-1,03%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,55

-1,15

-1,15%

Đường thô

US cent/lb

12,38

+0,22

+1,81%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

126,50

+0,60

+0,48%

Bông

US cent/lb

60,08

-0,24

-0,40%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

362,00

+4,40

+1,23%

Cao su TOCOM

JPY/kg

161,40

-1,60

-0,98%

Ethanol CME

USD/gallon

1,20

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg