Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại sau các vụ tấn công tàu chở dầu ở vịnh Oman, làm dấy lên những lo ngại về khả năng lượng dầu được vận chuyển qua tuyến đường này sẽ sụt giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Biển Bắc và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ đều tăng 2,23% lên lần lượt 61,31 USD/thùng và 52,28 USD/thùng.
Hai tàu chở dầu Front Altair treo cờ Quần đảo Marshal và tàu Kokuka Courageous treo cờ Panama đã gặp sự cố và phải sơ tán thủy thủ. Đã xảy ra cháy trên cả hai tàu. Theo một số nguồn tin, đây có thể là vụ "tấn công từ bên ngoài". Sự cố xảy ra chỉ một tháng sau một sự việc tương tự khi bốn tàu thương mại bị tấn công bằng mìn gắn dưới đáy tàu, cũng tại khu vực Fujairah của UAE, nằm ngay bên ngoài eo biển Hormuz. Eo biển Hormuz án ngữ trên tuyến đường vận chuyển dầu và khí gas quan trọng của thế giới, chia tách các nước vùng Vịnh và Iran. Nơi đây đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi Washington tăng cường trừng phạt Tehran và điều động thêm các lực lượng quân sự đến khu vực.
Giới phân tích cho biết các cuộc tấn công nói trên đã làm gia tăng những lo ngại về tác động đối với dòng luân chuyển dầu từ Trung Đông, nếu các công ty bảo hiểm bắt đầu cắt giảm phạm vi bảo hiểm đối với những chuyến tàu đi qua khu vực này và các công ty vận chuyển cũng ngừng nhận đặt tàu mới.
Hỗ trợ giá dầu trong phiên này còn có những dấu hiệu cho thấy các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang gần đạt được đồng thuận về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Tuy nhiên, giới phân tích cho biết đà khởi sắc này của giá dầu đã bị hạn chế bởi những dự đoán có phần “ảm đạm” trong thời gian gần đây về nhu cầu dầu thô toàn cầu. Trong đó, OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,14 triệu thùng/ngày, thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với dự đoán trước đó.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hôm 11/6 cho biết, các thành viên OPEC đang tiến gần tới một thỏa thuận nhằm gia hạn việc giảm sản lượng.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ vẫn giảm xuống mức thấp nhất gần 3 năm trong tuần trước, do dự trữ cao hơn so mức bình thường mặc dù mức tăng ít hơn so với dự kiến. Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn New York giảm 6,1 US cent tương đương 2,6% xuống 2,325 USD/mBTU, thấp nhất kể từ ngày 31/5/2016.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng chạm mức cao nhất 1 tuần nhờ những đồn đoán về khả năng Fed hạ lãi suất sau số liệu lạm phát yếu, dù sự khởi sắc trên TTCK đã phần nào hạn chế đà tăng của giá vàng. Vàng ngay tăng 0,5% lên 1.340,13 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 7/6 là 1.344,60 USD/ounce; giá vàng giao sau tăng 0,5% và khép phiên ở mức 1.343,70 USD/ounce.
Theo chuyên gia phân tích Suki Cooper của Ngân hàng Standard Chartered, giá vàng tăng lên ban đầu là do tình hình căng thẳng thương mại đang gia tăng. Sau đó, những lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại hoặc thậm chí là suy thoái đã góp phần củng cố những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Bảy tới.
Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời tác động đến đồng USD, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed dự kiến sẽ nhóm họp trong hai ngày 18-19/6, trong đó các thị trường tài chính dự đoán Fed sẽ có ít nhất hai lần cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm 2019, sau khi số liệu về hoạt động tuyển dụng và giá tiêu dùng “ảm đạm” được xem là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần mất đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng trong phiên này phần nào bị hạn chế, khi chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu năng lượng sau khi các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman đã đẩy giá dầu đi lên.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,1% lên 14,9 USD/ounce, bạch kim giảm 0,3% xuống 806,07, giá palađi tăng 2,6% lên 1.442,51 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.447,26 USD/ounce, cao nhất hơn 6 tuần.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng sau số liệu kinh tế Mỹ suy yếu làm gia tăng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất, song lo ngại về nhu cầu tại những nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc và Mỹ - đã hạn chế đà tăng. Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,1% lên 5.858 USD/tấn. Đầu tháng 6/2019, giá đồng chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/1/2019 là 5.740 USD/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trở lại trong vài phút cuối phiên giao dịch lên mức cao kỷ lục mới, do dự kiến nguồn cung sẽ vẫn thắt chặt và nhu cầu tăng mạnh. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 782 CNY (113,01 USD)/tấn, mức cao kỷ lục mới. Trong đầu phiên giao dịch, giá quặng sắt giảm 1,5% do các nhà đầu tư bán ra chốt lời, sau khi nguyên liệu sản xuất thép tăng lên mức cao kỷ lục trong đầu tuần này, được thúc đẩy bởi dự kiến nguồn cung sẽ không được cải thiện trong nửa cuối năm nay.
Giá quặng sắt giao ngay sang Trung Quốc loại 52% Fe ở mức 72,5 USD/tấn, loại 58% Fe ở mức 92 USD/tấn, loại 65% Fe ở mức 120,5 USD/tấn và loại 62% Fe ở mức 104,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá quặng sắt được hỗ trợ bởi dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống 121,6 triệu tấn, thấp nhất kể từ đầu năm 2017, công ty tư vấn SteelHome cho biết, trong bối cảnh xuất khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu Brazil và Australia suy giảm.
Trong khi đó, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 3.792 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 0,2% xuống 3.637 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường tăng cao nhất 1,5 tháng được hỗ trợ bởi thông tin sản lượng đường niên vụ 2019/20 tại Ấn Độ - nước sản xuất hàng đầu - có thể giảm 15% do hạn hán đe dọa trữ lượng mía đường, trong khi giá cà phê giảm. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn ICE tăng 0,13 US cent tương đương 1% lên 12,75 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 22/4/2019. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn ICE tăng 2 USD tương đương 0,6% lên 335,7 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn ICE giảm 1,75 US cent tương đương 1,7% xuống 99,75 US cent/lb. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE giảm 15 USD tương đương 1% xuống 1.414 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê robusta thị trường nội địa Việt Nam tăng 2,1% so với phiên trước đó, do biến động của tỉ giá hối đoái khiến một số nông dân găm hàng không bán ra.
Brazil đã xuất khẩu 3,19 triệu bao 60 kg cà phê xanh trong tháng 5/2019, tăng 114% so với cùng kì năm ngoái, do nguồn cung dồi dào trong nước cho phép khối lượng xuất khẩu hàng tháng tiếp tục tăng trưởng.
Ethiopia, dự kiến sẽ xuất khẩu 4 triệu bao cà phê 60 kg trong niên vụ 2019 - 2020, đưa sản lượng xuất khẩu cà phê của quốc gia này lên mức cao kỉ lục nhờ sản lượng và diện tích trồng cà phê tăng, theo Reuters. Sản lượng cà phê Ethiopia dự kiến sẽ lên đến 7,35 triệu tấn trong niên vụ 2019 - 2020, tăng 1,4% so với niên vụ trước. Xuất khẩu chỉ chiếm hơn một nửa tổng sản lượng và dự báo sẽ tăng 0,5% trong niên vụ 2019 - 2020 lên mức 4 triệu bao.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng gần 2% trong nửa đầu phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi giá dầu đậu tương trên sàn Chicago qua đêm tăng. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn Bursa Malaysia tăng 1,4% lên 1.995 ringgit (479,68 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá dầu cọ tăng 1,7% lên 2.001 ringgit/tấn. Tính từ đầu tuần đến nay giá dầu cọ giảm 1,6%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp, do giá dầu đậu tương suy yếu và lo ngại nhu cầu xuất khẩu chậm lại.
Giá cao su tại Tokyo giảm theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải, ngay cả khi giá dầu tăng sau 1 vụ tấn công tàu chở dầu gần Iran.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn TOCOM giảm 0,3 JPY (0,0028 USD) xuống 204,6 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn TOCOM giảm 0,5 JPY xuống 164,8 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY (5,06 USD) xuống 12.260 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,28

 

+2,23%

Dầu Brent

USD/thùng

61,31

 

+2,23%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.420,00

+290,00

+0,76%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,34

+0,01

+0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

171,99

0,00

0,00%

Dầu đốt

US cent/gallon

180,77

+0,11

+0,06%

Dầu khí

USD/tấn

556,75

-1,25

-0,22%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.670,00

+350,00

+0,63%

Vàng New York

USD/ounce

1.346,90

+3,20

+0,24%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.664,00

+19,00

+0,41%

Bạc New York

USD/ounce

14,90

+0,00

+0,02%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,80

+0,30

+0,58%

Bạch kim

USD/ounce

813,65

+0,98

+0,12%

Palađi

USD/ounce

1.448,76

-0,54

-0,04%

Đồng New York

US cent/lb

266,10

+0,45

+0,17%

Đồng LME

USD/tấn

5.858,00

+6,00

+0,10%

Nhôm LME

USD/tấn

1.787,00

-3,00

-0,17%

Kẽm LME

USD/tấn

2.477,00

-32,00

-1,28%

Thiếc LME

USD/tấn

19.350,00

+50,00

+0,26%

Ngô

US cent/bushel

454,50

-1,25

-0,27%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

535,50

0,00

0,00%

Lúa mạch

US cent/bushel

304,50

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

11,67

+0,02

+0,17%

Đậu tương

US cent/bushel

887,00

-1,00

-0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

321,80

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,58

-0,10

-0,35%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

471,40

-0,40

-0,08%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.510,00

-31,00

-1,22%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

99,75

-1,75

-1,72%

Đường thô

US cent/lb

12,91

+0,05

+0,39%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

102,75

+1,20

+1,18%

Bông

US cent/lb

66,09

-0,34

-0,51%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

373,80

+19,00

+5,36%

Cao su TOCOM

JPY/kg

203,60

-1,00

-0,49%

Ethanol CME

USD/gallon

1,55

+0,00

+0,06%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet