Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do hoạt động bán chốt lời sau đợt giá tăng mạnh gần đây (tuần trước, giá dầu Brent tăng 5,6%, trong khi dầu WTI tăng 4,3%) và triển vọng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa sớm được cải thiện. Tuy nhiên, việc Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận thương mại làm dịu những lo ngại về tình hình căng thẳng giữa hai nước đã hạn chế xu hướng giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc giảm 26 US cent xuống 75,95 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 76,97 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 11/7; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 34 US cent Mỹ xuống 68,53 USD/thùng.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết lượng dầu dự trữ của nước này đã bất ngờ tăng 38.000 thùng trong tuần trước lên 405,7 triệu thùng, trái với dự báo giảm 686.000 thùng mà các nhà phân tích đưa ra. Thông tin này cũng đã tác động lên thị trường dầu trong phiên 28/8. Số liệu chính thức về lượng dầu dự trữ sẽ được Bộ Năng lượng Mỹ công bố vào 21 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 29/8.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và một số nước sản xuất lớn khác, trong đó có Nga (tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng) đang nâng dần sản lượng lên cũng gây bất lợi cho giá dầu, mặc dù mức tăng sản lượng không nhiều như dự kiến. Ngoài ra, thông tin công nhân của Total hiện làm việc tại giàn khoan dầu Biển Bắc hủy kế hoạch đình công vào ngày 3/9 cũng tác động đến thị trường.
Tuy nhiên, mức sụt giảm của giá dầu được hạn chế sau khi Mỹ và Mexico nhất trí sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm sau số liệ cho thấy niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng – thêm điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất.
Vàng giao tháng 12/2017 giảm 1,6 USD, tương đương 0,13%, xuống 1.214,4 USD/ounce; vàng giao tháng 12/2018 giảm 1,6 USD tương đương 0,1% xuống 1.214,40 USD/ounce.
Trong số liệu kinh tế mới nhất được công bố, giá nhà tại Mỹ trong tháng 6/2018 đã tăng chậm lại trong lúc chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tăng lên 133,4 (điểm) trong tháng 8/2018, mức cao nhất trong 18 tháng qua, so với mức 127,9 trong tháng 7/2018.
Tuy vậy, đồng USD đã tạo sức ép đối với giá vàng. Chỉ số đồng USD - thước đo giá trị của đồng USD so với sáu đồng tiền chủ chốt khác - đã giảm 0,07% xuống còn 94,7128 (điểm). Giá vàng thường biến động trái chiều so với đồng USD, có nghĩa là khi USD giảm giá thì giá vàng kỳ hạn - được định giá bằng đồng USD - sẽ tăng và ngược lại.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 9/2018 giảm 0,085 USD, tương đương 0,57%, xuống còn 14,774 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim giao tháng 10/2018 giảm 8,9 USD (1,11%) xuống còn 795,3 USD/ounce vào lúc đóng cửa phiên giao dịch.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 2 tuần sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico làm dấy lên hy vọng mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ có những tiến triển tích cực như vậy. Đồng USD yếu đi cũng góp phần hỗ trợ giá đồng tăng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,7% lên 6.147 USD/tấn vào cuối phiên, trước đó có lúc đạt 6.167 USD/tấn. So với thời điểm giấ thấp nhất 14 tháng (ngày 15/8/2018), giá đã hồi phục khoảng 6%.
Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc được đánh giá là rất khó khăn. Trong thời gian qua, giá đồng giảm là do nguồn cung dồi dào và lo ngại về nhu cầu từ phía Trung Quốc (thị trường chiếm gần một nửa lượng đồng tiêu thụ trên toàn thế giới).
Giá thép cây kỳ hạn giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 4.232 CNY (616 USD)/tấn, là phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Nguyên nhân do không thấy dấu hiệu nào của sự đột phá trong cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tuần vừa qua, trong khi Bộ Thương mại Mỹ lại vừa đưa ra quyết định sơ bộ rằng một số bánh xe thép nhập khẩu từ Trung Quốc được trợ cấp với biên độ 58,75 - 172,51% và sẽ áp thuế đối với các sản phẩm này.
Thép giảm giá kéo quặng sắt giảm theo. Quặng kỳ hạn giao tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) giảm 0,5% xuống 482 CNY/tấn, trong khi quặng sắt giao ngay tại cảng Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc) giảm 1,8% xuống 65,84 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ 24/7/2018.
Tuy nhiên, yếu tố ngăn giá sắt thép giảm sâu là Trung Quốc vẫn đang nỗ lực hạn chế sản xuất thép để giảm ô nhiễm môi trường.
Ngày 28/8, Bộ thương mại Mỹ đã ra quyết định sơ bộ rằng một số bánh xe thép nhập khẩu từ Trung Quốc được trợ cấp với biên độ 58,75 - 172,51% và sẽ áp thuế đối với các sản phẩm này. Mỹ ước tính giá trị nhập khẩu bánh xe thép của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2017 là 388 triệu USD.
Trên thị trường nông sản, giá ngô giao tháng 12/2018 giảm 5-1/4 US cents xuống 3,56-1/4 USD/bushel, trong khi lúa mì đỏ mềm vụ đông giao cùng kỳ hạn tăng 3/4 US cent lên 5,23-1/4 USD/bushel.
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần do triển vọng sản lượng cao tại Mỹ trong khi khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn khó khăn hơn nữa. Đậu tương kỳ hạn giao tháng 11/2018 trên sàn Chicago giảm 15 US cent xuống 8,33-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, trước đó có lúc chỉ 8,33 USD – thấp nhất kể từ 16/7/2018.
Công ty tư vấn Pro Farmer dự báo sản lượng đậu tương Mỹ năm 2018 sẽ cao kỷ lục 4,683 tỷ bushel, nhiều hơn mức dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (4,586 tỷ bushel).
Giá đường thô giao tháng 10/2018 giảm 0,2 US cent (1,9%) xuống 10,31 US cent/lb, không xa mấy so với mức thấp nhất 10 năm chạm tới hồi tuần trước (9,91 US cent); đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 6,6 USD tương đương 2,1% lên 317,20 USD/tấn. Ngoài biến động tỷ giá đồng real Brazil, nguồn cung dồi dào tiếp tục chi phối thị trường đường thô, trong khi lo ngại sản lượng củ cải của Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô và nóng hỗ trợ giá đường trắng.
Cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 2,7 US cent tương đương 2,6% xuống 1,0305 USD/lb, tiến gần tới mức thấp nhất 12 năm chạm tới vào tuần trước (99,35 US cent); robusta cũng giảm 5 USD tương đương 0,3% xuống 1.536 USD/tấn. Sự bất ổn về chính trị ở Brazil tiếp tục tác động tới nội tệ, gây biến động và mất giá, khiến những mặt hàng mà Brazil là nước xuất khẩu chủ chốt trên thế giới như cà phê và đường khó có thể tăng giá lên. Bên cạnh đó, dự báo sản lượng cà phê Việt Nam tăng càng gây áp lực giảm giá robusta.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần theo xu hướng tại Thượng Hải và Singapore, trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dư thừa mặc dù khu vực trồng cao su chính ở Ấn Độ đang bị lũ lụt – có thể khiến sản lượng của nước sản xuất lớn thứ 6 thế giới này bị giảm 13,5% trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019 so với năm trước đó.
Cao su giao tháng 2/2019 tại Tokyo giảm 1,6% xuống 172,2 JPY/kg – thấp nhất trong vòng một tuần. Tại các thị trường khác, giá cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 235 CNY xuống 12.275 CNY (1.786 USD)/tấn, trong khi hợp đồng giao tháng 9/2018 tại Singapore giảm 1,6% xuống 131,5 US cent/kg (thấp nhất gần 2 tuần).
Giá dầu cọ giao tháng 11/2018 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 1,6% lên 2.233 ringgit/tấn, và trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 0,3%, sau khi nhà phân tích uy tín trong ngành - Thomas Mielke – dự báo giá đã chạm đáy ở 2.100 ringgit/tấn và có thể sẽ quay trở lại mức cao 2.500 ringgit trong vòng 6 tháng tới.
Tại một Hội thảo ở Singapore, ông dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia năm nay sẽ giảm xuống 19,8 triệu tấn do năng suất thấp, nhưng sẽ hồi phục lên 20,4 triệu tấn trong năm 2019.
Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia tháng 7/2018 ước tính tăng lên 2.887 triệu tấn, từ mức 2,48 triệu tấn trong tháng 6/2018. Sản lượng dầu cọ toàn cầu dự báo sẽ tăng lên 70,20 triệu tấn trong năm 2018, từ mức 67,94 triệu tấn năm 2017, và tăng thêm nữa lên 72,69 triệu tấn vào năm tiếp theo.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,53

-0,34

 

Dầu Brent

USD/thùng

75,95

-0,26

-0,34%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.360,00

-150,00

-0,30%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,86

+0,01

+0,25%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

207,55

-0,32

-0,15%

Dầu đốt

US cent/gallon

221,61

+0,47

+0,21%

Dầu khí

USD/tấn

685,25

+4,75

+0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.220,00

-220,00

-0,32%

Vàng New York

USD/ounce

1.208,30

-6,10

-0,50%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.281,00

-37,00

-0,86%

Bạc New York

USD/ounce

14,80

-0,10

-0,66%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,20

-0,20

-0,37%

Bạch kim

USD/ounce

791,45

+1,76

+0,22%

Palađi

USD/ounce

941,94

+1,13

+0,12%

Đồng New York

US cent/lb

274,65

-1,20

-0,44%

Đồng LME

USD/tấn

6.147,00

+42,00

+0,69%

Nhôm LME

USD/tấn

2.133,50

+38,50

+1,84%

Kẽm LME

USD/tấn

2.540,00

+6,00

+0,24%

Thiếc LME

USD/tấn

19.055,00

+55,00

+0,29%

Ngô

US cent/bushel

356,25

-5,25

-1,45%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

523,25

+0,75

+0,14%

Lúa mạch

US cent/bushel

252,00

-2,75

-1,08%

Gạo thô

USD/cwt

10,69

+0,09

+0,85%

Đậu tương

US cent/bushel

833,25

-15,00

-1,77%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,70

-5,90

-1,90%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,58

-0,18

-0,63%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

488,60

-4,30

-0,87%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.320,00

-26,00

-1,11%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

103,05

-2,70

-2,55%

Đường thô

US cent/lb

10,31

-0,20

-1,90%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

153,40

-3,35

-2,14%

Bông

US cent/lb

83,58

+0,24

+0,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

420,40

+7,60

+1,84%

Cao su TOCOM

JPY/kg

171,10

+0,40

+0,23%

Ethanol CME

USD/gallon

1,30

-0,01

-0,54%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Hàng hóa TG sáng 29/8/2018: Giá dầu và vàng giảm, cà phê biến động
Phiên 28/8/2018 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 29/8/2018 giờ VN), giá một số mặt hàng chủ chốt giảm, trong đó có dầu và vàng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do hoạt động bán chốt lời sau đợt giá tăng mạnh gần đây (tuần trước, giá dầu Brent tăng 5,6%, trong khi dầu WTI tăng 4,3%) và triển vọng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa sớm được cải thiện. Tuy nhiên, việc Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận thương mại làm dịu những lo ngại về tình hình căng thẳng giữa hai nước đã hạn chế xu hướng giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc giảm 26 US cent xuống 75,95 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 76,97 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 11/7; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 34 US cent Mỹ xuống 68,53 USD/thùng.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết lượng dầu dự trữ của nước này đã bất ngờ tăng 38.000 thùng trong tuần trước lên 405,7 triệu thùng, trái với dự báo giảm 686.000 thùng mà các nhà phân tích đưa ra. Thông tin này cũng đã tác động lên thị trường dầu trong phiên 28/8. Số liệu chính thức về lượng dầu dự trữ sẽ được Bộ Năng lượng Mỹ công bố vào 21 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 29/8.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và một số nước sản xuất lớn khác, trong đó có Nga (tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng) đang nâng dần sản lượng lên cũng gây bất lợi cho giá dầu, mặc dù mức tăng sản lượng không nhiều như dự kiến. Ngoài ra, thông tin công nhân của Total hiện làm việc tại giàn khoan dầu Biển Bắc hủy kế hoạch đình công vào ngày 3/9 cũng tác động đến thị trường.
Tuy nhiên, mức sụt giảm của giá dầu được hạn chế sau khi Mỹ và Mexico nhất trí sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Các nhà đầu tư ngày càng có nhiều cơ sở để khẳng định nhu cầu sẽ chậm lại trong những tháng tới, thể hiện ở mức trừ lùi giữa hợp đồng giao tháng 10 và tháng 11/2018 thu hẹp lại (đối với dầu Brent chỉ còn khoảng 33 US cent/thùng, giảm một nửa so với cách đây một tháng). Về những thông tin khác liên quan tới cung-cầu, các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu trở lại sau kỳ nghỉ bảo dưỡng mùa Hè để đáp ứng nhu cầu năng lượng thường tăng trong mùa đông, trong khi đó xuất khẩu dầu thô và quặng dầu từ Iran trong tháng 8/2018 ước tính lần đầu tiên kể từ tháng 4/2017 giảm xuống dưới 70 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm sau số liệ cho thấy niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng – thêm điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất.
Vàng giao tháng 12/2017 giảm 1,6 USD, tương đương 0,13%, xuống 1.214,4 USD/ounce; vàng giao tháng 12/2018 giảm 1,6 USD tương đương 0,1% xuống 1.214,40 USD/ounce.
Trong số liệu kinh tế mới nhất được công bố, giá nhà tại Mỹ trong tháng 6/2018 đã tăng chậm lại trong lúc chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tăng lên 133,4 (điểm) trong tháng 8/2018, mức cao nhất trong 18 tháng qua, so với mức 127,9 trong tháng 7/2018.
Tuy vậy, đồng USD đã tạo sức ép đối với giá vàng. Chỉ số đồng USD - thước đo giá trị của đồng USD so với sáu đồng tiền chủ chốt khác - đã giảm 0,07% xuống còn 94,7128 (điểm). Giá vàng thường biến động trái chiều so với đồng USD, có nghĩa là khi USD giảm giá thì giá vàng kỳ hạn - được định giá bằng đồng USD - sẽ tăng và ngược lại.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 9/2018 giảm 0,085 USD, tương đương 0,57%, xuống còn 14,774 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim giao tháng 10/2018 giảm 8,9 USD (1,11%) xuống còn 795,3 USD/ounce vào lúc đóng cửa phiên giao dịch.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 2 tuần sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico làm dấy lên hy vọng mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ có những tiến triển tích cực như vậy. Đồng USD yếu đi cũng góp phần hỗ trợ giá đồng tăng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,7% lên 6.147 USD/tấn vào cuối phiên, trước đó có lúc đạt 6.167 USD/tấn. So với thời điểm giấ thấp nhất 14 tháng (ngày 15/8/2018), giá đã hồi phục khoảng 6%.
Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc được đánh giá là rất khó khăn. Trong thời gian qua, giá đồng giảm là do nguồn cung dồi dào và lo ngại về nhu cầu từ phía Trung Quốc (thị trường chiếm gần một nửa lượng đồng tiêu thụ trên toàn thế giới).
Giá thép cây kỳ hạn giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 4.232 CNY (616 USD)/tấn, là phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Nguyên nhân do không thấy dấu hiệu nào của sự đột phá trong cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tuần vừa qua, trong khi Bộ Thương mại Mỹ lại vừa đưa ra quyết định sơ bộ rằng một số bánh xe thép nhập khẩu từ Trung Quốc được trợ cấp với biên độ 58,75 - 172,51% và sẽ áp thuế đối với các sản phẩm này.
Thép giảm giá kéo quặng sắt giảm theo. Quặng kỳ hạn giao tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) giảm 0,5% xuống 482 CNY/tấn, trong khi quặng sắt giao ngay tại cảng Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc) giảm 1,8% xuống 65,84 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ 24/7/2018.
Tuy nhiên, yếu tố ngăn giá sắt thép giảm sâu là Trung Quốc vẫn đang nỗ lực hạn chế sản xuất thép để giảm ô nhiễm môi trường.
Ngày 28/8, Bộ thương mại Mỹ đã ra quyết định sơ bộ rằng một số bánh xe thép nhập khẩu từ Trung Quốc được trợ cấp với biên độ 58,75 - 172,51% và sẽ áp thuế đối với các sản phẩm này. Mỹ ước tính giá trị nhập khẩu bánh xe thép của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2017 là 388 triệu USD.
Trên thị trường nông sản, giá ngô giao tháng 12/2018 giảm 5-1/4 US cents xuống 3,56-1/4 USD/bushel, trong khi lúa mì đỏ mềm vụ đông giao cùng kỳ hạn tăng 3/4 US cent lên 5,23-1/4 USD/bushel.
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần do triển vọng sản lượng cao tại Mỹ trong khi khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn khó khăn hơn nữa. Đậu tương kỳ hạn giao tháng 11/2018 trên sàn Chicago giảm 15 US cent xuống 8,33-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, trước đó có lúc chỉ 8,33 USD – thấp nhất kể từ 16/7/2018.
Công ty tư vấn Pro Farmer dự báo sản lượng đậu tương Mỹ năm 2018 sẽ cao kỷ lục 4,683 tỷ bushel, nhiều hơn mức dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (4,586 tỷ bushel).
Giá đường thô giao tháng 10/2018 giảm 0,2 US cent (1,9%) xuống 10,31 US cent/lb, không xa mấy so với mức thấp nhất 10 năm chạm tới hồi tuần trước (9,91 US cent); đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 6,6 USD tương đương 2,1% lên 317,20 USD/tấn. Ngoài biến động tỷ giá đồng real Brazil, nguồn cung dồi dào tiếp tục chi phối thị trường đường thô, trong khi lo ngại sản lượng củ cải của Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô và nóng hỗ trợ giá đường trắng.
Cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 2,7 US cent tương đương 2,6% xuống 1,0305 USD/lb, tiến gần tới mức thấp nhất 12 năm chạm tới vào tuần trước (99,35 US cent); robusta cũng giảm 5 USD tương đương 0,3% xuống 1.536 USD/tấn. Sự bất ổn về chính trị ở Brazil tiếp tục tác động tới nội tệ, gây biến động và mất giá, khiến những mặt hàng mà Brazil là nước xuất khẩu chủ chốt trên thế giới như cà phê và đường khó có thể tăng giá lên. Bên cạnh đó, dự báo sản lượng cà phê Việt Nam tăng càng gây áp lực giảm giá robusta.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần theo xu hướng tại Thượng Hải và Singapore, trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dư thừa mặc dù khu vực trồng cao su chính ở Ấn Độ đang bị lũ lụt – có thể khiến sản lượng của nước sản xuất lớn thứ 6 thế giới này bị giảm 13,5% trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019 so với năm trước đó.
Cao su giao tháng 2/2019 tại Tokyo giảm 1,6% xuống 172,2 JPY/kg – thấp nhất trong vòng một tuần. Tại các thị trường khác, giá cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 235 CNY xuống 12.275 CNY (1.786 USD)/tấn, trong khi hợp đồng giao tháng 9/2018 tại Singapore giảm 1,6% xuống 131,5 US cent/kg (thấp nhất gần 2 tuần).
Giá dầu cọ giao tháng 11/2018 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 1,6% lên 2.233 ringgit/tấn, và trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 0,3%, sau khi nhà phân tích uy tín trong ngành - Thomas Mielke – dự báo giá đã chạm đáy ở 2.100 ringgit/tấn và có thể sẽ quay trở lại mức cao 2.500 ringgit trong vòng 6 tháng tới.
Tại một Hội thảo ở Singapore, ông dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia năm nay sẽ giảm xuống 19,8 triệu tấn do năng suất thấp, nhưng sẽ hồi phục lên 20,4 triệu tấn trong năm 2019.
Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia tháng 7/2018 ước tính tăng lên 2.887 triệu tấn, từ mức 2,48 triệu tấn trong tháng 6/2018. Sản lượng dầu cọ toàn cầu dự báo sẽ tăng lên 70,20 triệu tấn trong năm 2018, từ mức 67,94 triệu tấn năm 2017, và tăng thêm nữa lên 72,69 triệu tấn vào năm tiếp theo.
Giá hàng hóa thế giới
 

Nguồn: Vinanet