Năng lượng: Giá dầu tăng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8/2018, giá dầu giảm bởi gia tăng lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể làm giảm nhu cầu năng lượng. Dầu Brent giảm 35 US cent xuống 77,42 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 45 US cent xuống 69,80 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính cả tháng 8/2018 thì dầu Brent vẫn tăng 4,3% trong khi dầu WTI tăng 1,5% vì nhiều phiên tăng giá mạnh do sản lượng của Venezuela giảm nhanh và xuất khẩu từ Iran cũng giảm khi thời điểm Mỹ trừng phạt Tehran vào tháng 11/2018 không còn bao xa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/8/2018 đã dọa sẽ rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay khi thời gian khảo sát ý kiến người dân về vấn đề này kết thúc vào tuần tới. Chính phủ Mỹ cho đến nay đã áp thuế bổ sung 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Nếu đợt áp thuế mới lần thứ ba được công bố thì khoảng một nửa hàng hóa Mỹ nhập của Trung Quốc sẽ chịu các mức thuế bổ sung.
Trong khi đó, theo thống kê của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan ở Mỹ - chỉ báo về sản lượng trong tương lai – đã tăng tuần đầu tiên trong vòng 3 tuần. Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, sản lượng dầu thô nước này trong tháng 6/2018 đã lên 10,674 triệu thùng/ngày, cao kỳ lục lịch sử. Xuất khẩu dầu thô Mỹ tăng gần 200.000 thùng mỗi tháng, lên kỷ lục mới 2,2 triệu thùng/ngày, nhiều gấp đôi tháng 6/2017.
Sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu cũng tăng 220.000 thùng/ngày trong tháng 8/2018.
Tuy nhiên, việc Mỹ trừng phạt Iran và sản lượng của Venezuela sụt giảm ngăn giá dầu giảm sâu trong phiên cuối tháng. Kết quả khảo sát do Reuters tiến hành trong tháng 8/2018 cho thấy 44 nhà phân tích và kinh tế dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 72,71 USD/thùng trong năm 2018, thấp hơn mức 72,87 USD khảo sát trong tháng 7/2018, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình từ đầu năm tới nay (71,96 USD/thùng).
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay trên thị trường châu Á tăng tuần thứ 3 liên tiếp do nhu cầu vững từ Nhật Bản và Hàn Quốc để bổ sung vào kho dự trữ (bị cạn kiệt vì mùa hè năm nay khá nóng) trong khi việc giao hàng từ Brunei bị chậm trễ. LNG kỳ hạn giao tháng 10/2018 tuần này tăng 10 US cent so với tuần trước.
Kim loại quý: Vàng giảm 5 tháng liên tiếp,
Phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.200,07 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2018 cũng tăng 1,7 USD (0,1%), lên 1.206,70 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá vàng kỳ hạn mất 0,5%, còn trong tháng 8/2018 giảm 2,2%. Đây là tháng thứ năm liên tiếp vàng mất giá, và là chuỗi tháng giảm giá dài nhất của vàng kể từ tháng 2/2013. Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã giảm 7,7%
Chỉ số đồng USD– thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – tiến 0,4% trong phiên 31/8, gần như đi ngang trong tuần qua nhưng vẫn tăng 0,7% trong tháng Tám.
Thị trường vàng đang chịu tác động từ nhiều yếu tố: Mỹ và Mexico đạt thỏa thuận giúp làm dịu căng thẳng thương mại giữa 2 quốc gia này, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến đồng USD như là một kênh trú ẩn an toàn; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất; Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)....
Triển vọng nâng lãi suất vào tháng tới và một lần nữa vào cuối năm nay vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường vàng. Cuộc họp chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/9.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Mark Hulbert, nếu dựa vào lịch sử, tháng Chín có thể là tháng thuận lợi đối với giá vàng. Kể từ khi được cho phép giao dịch tự do tại Mỹ từ đầu những năm 1970, giá vàng có mức tăng trung bình 2,1% trong tháng Chín.
Cũng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Tám, giá bạc giảm 0,4%, xuống 14,48 USD/ounce. Mặt hàng này mất 2% cả tuần qua và giảm hơn 6% trong tháng Tám. Giá palađi tăng 1,8%, lên 982,60 USD/ounce, qua đó đẩy mức tăng cả tháng Tám lên tới hơn 5%, tháng tăng cao nhất kể từ tháng 1/2017. Trong khi đó, giá bạch kim hạ 0,6%, xuống 784,20 USD/ounce, chứng kiến mức giảm hơn 5% cả tháng Tám.
Kim loại công nghiệp: Thép tăng, đồng giảm tháng thứ 2 liên tiếp
Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác tiếp tục giảm trong phiên cuối tháng do USD mạnh lên và căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,5% trong phiên cuối tháng, xuống 5.975 USD/tấn. Mặc dù đã hồi phục khá nhiều từ mức thấp nhất 15 tháng (5.773 USD/tấn ngày 15/8/2018), đồng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất từ đầu năm tới nay 7.348 USD/tấn (đầu tháng 6/2018).
Tính chung cả tháng 8/2018, đồng đã giảm 5,1%, sau khi giảm 4,9% trong tháng 7/2018.
“Trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá đồng quý 4/2018 sẽ mạnh lên nhờ yếu tố mùa vụ, song lên bao nhiêu thì còn phải xem căng thẳng thương mại sẽ diễn biến như thế nào”, Robin Bhar, giám đốc phụ trách về nghiên cứu thương mại của Societe Generale cho biết.
Cũng phiên cuối tháng, giá thép tại Trung Quốc đã giảm 8 phiên liên tiếp do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống 4.086 CNY (598 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 8/2018, giá vẫn tăng 2,5%, nhờ có lúc lên cao nhất 7 tuần (4.418 CNT hồi tuần trước).
Có thông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và đã nới với trợ lý của mình răng ông sẵn sàng áp thuế sớm đối với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vì thời hạn chót dự kiến vào tuần tới.
Thông tin trên làm lu mờ những yếu tố tác động tích cực của thị trường thép. Đó là việc Trung Quốc tiếp tục chiến dịch chống ô nhiễm môi trường một cách quyết liệt, và tồn trữ thép cây của các thương gia nước này trong tuần qua ở mức 4,12 triệu tấn, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức thấp nhất 6 tháng (4,09 triệu tấn hồi giữa tháng 8/2018).
Nông sản: Đường tăng, cà phê giảm mạnh
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 0,85 US cent tương đương 0,8% xuống 1,018 USD/lb, gần chạm mức thấp nhất 12 năm là 99,35 US cent hồi tuần trước, và tính chung trong tháng 8/2018 giảm 10%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 21 USD tương đương 1,4% xuống 1.501 USD/tấn, tính chung cả tháng 8 giảm 8,3%, nhiều nhất kể từ tháng 4/2017. Nguyên nhân do đồng real Brazil giảm so với USD.
Về triển vọng mặt hàng này, hãng Volcafe Ltd nhận định “Mặc dù nội tệ của một số nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới yếu đi giúp tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu, song chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất như phân bón tăng lên (vì tính theo USD) có thể ảnh hưởng tới sản lượng vụ 2019/20”.
Đường thô kỳ hạn tháng 10/2018 tăng 0,03 US cent tương đương 0,3% lên 10,6 US cent/lb rong phiên cuối tháng, tính chung cả tháng 8/2018 giá tăng 0,5%; đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,6 USD tương đương 0,5% cùng phiên lên 325,90 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo quay đầu giảm theo xu hướng tại Thượng Hải. Hợp đồng giao tháng 2/2019 giảm 0,2 JPY xuống 173,7 JPY (1,57 USD)/kg, tính chung cả tuần giảm 1,3%. Cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải cùng phiên cũng giảm 110 CNY xuống 12.360 CNY (1.809 USD)/tấn.
Hiện cao su tại Tokyo vẫn quanh mức giá thấp nhất gần 22 tháng vì tồn trữ ở các nước tiêu thụ như Trung Quốc và Nhật Bản đều tăng, mặc dù có tin sản lượng trong tháng 8/2018 sụt giảm ở nhiều nơi.
Xuất khẩu cao su Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay ước tính đạt 866.918 tấn, trị giá 1,21 tỷ USD, khối lượng tăng so với 803.783 tấn cùng kỳ năm ngoái nhưng trị giá giảm so với 1,38 tỷ USD. Nhập khẩu trong cùng kỳ ươc đạt 384.065 tấn, trị giá 705 triệu USD, so với lần lượt 342.213 tấn và 715 triệu USD cùng kỳ năm 2017.
Giá bông kỳ hạn giao tháng 12/2018 trên sàn New York kết thúc phiên cuối tháng giảm nhẹ 0,04 US cent tương đương 0,05% xuống 88,22 US cent/lb sau khi giao dịch trong khoảng 82,06 US cent tới 82,97 US cent trong ngày. Tuy nhiên, tiinhs chung cả tuần vừa qua, giá đã giảm 0,7%, và trong tháng 8/2018 giảm mạnh 8%. Các thương gia trên thị trường bông cũng theo dõi sát tình hình áp thuế hàng hóa của nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ là nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc là nước tiêu thụ bông hàng đầu.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

31/7

Giá 25/8

Giá 31/8

Giá 31/8 so với 30/8

Giá 31/8 so với 30/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,40

68,72

69,80

-0,45

-0,64%

Dầu Brent

USD/thùng

74,25

75,82

77,64

-0,38

-0,49%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.050,00

50.100,00

50.900,00

-20,00

-0,04%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,78

2,92

2,92

+0,04

+1,46%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

212,91

207,79

199,70

-1,20

-0,60%

Dầu đốt

US cent/gallon

213,19

220,22

224,31

-1,13

-0,50%

Dầu khí

USD/tấn

657,25

681,00

692,00

+2,25

+0,33%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.430,00

68.850,00

68.750,00

-50,00

-0,07%

Vàng New York

USD/ounce

1.233,40

1.213,30

1.206,70

+1,70

+0,14%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.393,00

4.299,00

4.275,00

-10,00

-0,23%

Bạc New York

USD/ounce

15,54

14,90

14,56

-0,04

-0,25%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,80

52,40

52,40

+0,20

+0,38%

Bạch kim

USD/ounce

836,97

791,22

787,81

-2,16

-0,27%

Palladium

USD/ounce

932,95

936,62

982,89

+12,67

+1,31%

Đồng New York

US cent/lb

281,55

272,30

267,10

-4,65

-1,71%

Đồng LME

USD/tấn

6.300,00

6.105,00

5.975,00

-91,00

-1,50%

Nhôm LME

USD/tấn

2.081,00

2.095,00

2.125,00

-7,00

-0,33%

Kẽm LME

USD/tấn

2.625,00

2.534,00

2.457,00

-10,50

-0,43%

Thiếc LME

USD/tấn

20.080,00

19.000,00

18.990,00

-205,00

-1,07%

Ngô

US cent/bushel

386,50

362,75

365,00

+8,50

+2,38%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

553,75

536,50

545,50

+10,50

+1,96%

Lúa mạch

US cent/bushel

245,75

263,75

252,50

+5,00

+2,02%

Gạo thô

USD/cwt

11,92

10,72

10,83

+0,12

+1,12%

Đậu tương

US cent/bushel

919,00

855,25

843,50

+12,00

+1,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

341,40

316,30

307,20

+3,70

+1,22%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,30

28,49

28,77

+0,10

+0,35%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

500,80

497,10

495,60

+0,60

+0,12%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.170,00

2.364,00

2.336,00

+61,00

+2,68%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,90

104,70

101,80

-0,85

-0,83%

Đường thô

US cent/lb

10,55

10,23

10,60

+0,03

+0,28%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

167,40

156,45

154,45

-0,45

-0,29%

Bông

US cent/lb

89,59

81,63

82,22

-0,04

-0,05%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

455,40

415,20

411,80

+9,20

+2,29%

Cao su TOCOM

JPY/kg

170,70

175,60

172,70

-1,00

-0,58%

Ethanol CME

USD/gallon

1,46

1,31

1,31

+0,05

+4,23%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet