Năng lượng: Giá dầu thô sụt giảm
Phiên cuối tuần, giá dầu giảm mạnh sau khi 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới - Saudi Arabia và Nga - phát tín hiệu về khả năng quyết định gia tăng sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC, trong khi Trung Quốc dọa sẽ đánh thuế trả đũa đối với dầu thô và sản phẩm dầu xuất khẩu của Mỹ. Chốt phiên này, giá dầu Brent giảm 2,5 USD (3,29%) xuống 73,44 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 1,83 USD xuống 65,06 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm hơn 4%, dầu thô Mỹ giảm 1,7%. Cả 2 loại ngày càng cách xa mức cao nhất 3,5 năm chạm tới hồi tháng 5 do sản lượng dầu thô Mỹ tăng, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và các nước khác sẵn sàng tăng sản lượng trong cuộc họp sắp tới.
Ngày 14/6, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, cho biết sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Saudi Arabia, Khalid al-Falih, tại Moskva (Nga), cả hai nước về cơ bản đều ủng hộ phương án tăng dần sản lượng, sau khi hạn chế sản lượng trong 18 tháng.
Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 5/2018 đã tăng 35.000 thùng/ngày lên 31,87 triệu thùng/ngày. OPEC vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay ở mức 98,85 triệu thùng/ngày.
OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt, trong đó có Nga, đã cùng tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 và có hiệu lực tới cuối năm 2018. Tuy nhiên, giữa bối cảnh giá dầu thế giới gần đây đã chạm ngưỡng 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, một số nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt đang thảo luận về khả năng nới lỏng thỏa thuận trên và điều này sẽ được đề cập tại cuộc họp ngày 22-23/6 tới.
Kim loại quý: Vàng giảm giá
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 5,5 tháng do hoạt động bán chốt lời từ các nhà đầu tư và đồng USD tăng giá. Giá vàng giao ngay giảm 1,8% xuống còn 1.278,8 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12 và giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tại Mỹ giảm 29,8 USD tương đương 2,3% xuống còn 1.278,5 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,6%. Chỉ số USD đã tăng 0,3% lên 95,079, sau khi chạm mức cao nhất trong 7 tháng vào đầu phiên giao dịch.
Về những kim loại quý khác, cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc giảm 3,8% xuống còn 16,49 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm 1,6%. Giá bạch kim giảm 1,4% xuống còn 887,6 USD/ounce, cả tuần giảm 1,5% và giá palađi giảm 1,7% xuống còn 990,6 USD/ounce, cả tuần giảm 2,4%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ áp thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 50 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ sẽ đáp trả với mức thuế quan riêng của nước này. Động thái này đã gấy áp lực giảm giá vàng.
Tuần qua thị trường kim loại quý chịu tác động từ diễn biến kỳ họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn. Ngày 13/6 Fed thông báo tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 1,75%-2% cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Ngày 14/6 quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp lịch sử ít nhất là cho tới mùa Hè năm 2019 và dự định sẽ ngừng chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trị giá 30 tỷ euro (37,2 tỷ USD)/tháng vào cuối năm 2018.
Về triển vọng trong thời gian tới, nhà phân tích Robin Bhar thuộc Societe Generale nhận định tình hình căng thẳng thương mại là yếu tố tích cực đối với giá vàng. Tuy nhiên, ông này lưu ý rằng thị trường vàng vẫn đối mặt với những “cơn gió ngược” tới từ đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và lộ trình nâng lãi suất tại Mỹ.
Kim loại cơ bản: Giá đồng giảm
Phiên cuối tuần, giá đồng xuống mức thấp nhất gần 2 tuần do lo ngại về tăng trưởng tại nước nhập khẩu kim loại hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại và tác động của việc Mỹ đánh thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 50 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.
thuế quan thương mại Mỹ. Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London giảm 2,2% xuống còn 7.020 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 6.996 USD/tấn, mức thấp nhất gần 2 tuần. Tính chung cả tuần giá đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2018, cách xa mức cao nhất 4,5 năm đạt được vào tuần trước khi lo ngại về nguồn cung tại mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới. Giá nhôm cũng giảm 2,3% trong phiên cuối tuần, xuống còn 2.204 USD/tấn, chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4; kẽm giảm 3,4% xuống còn 3.080 USD/tấn, chì giảm 2% xuống còn 2.405 USD/tấn, thiếc giảm 0,4% xuống còn 20.800 USD/tấn, nickel giảm 0,7% xuống còn 15.185 USD/tấn.
Nông sản: Giá cà phê giảm tuần thứ 2 liên tiếp
Phiên cuối tuần, giá đường giảm do đồng real Brazil suy yếu. Đường thô kỳ hạn tháng 10 kết thúc phiên giảm 0,21 cent, tương đương 1,67% xuống còn 12,35 cent/lb, sau khi có lúc giảm xuống còn 12,26 cent/lb, chỉ cao hơn mức trung bình 50 ngày. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 5,4 USD tương đương 1,6% xuống còn 342,1 USD/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 kết thúc phiên giảm 11 USD tương đương 0,65% xuống còn 1.690 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.683 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3, arabia kỳ hạn tháng 9 giảm 0,4 cent, tương đương 0,3% xuống còn 1,1755 USD/lb. Tính chung cả tuần giá giảm và là tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 sẽ đạt mức cao kỷ lục 171,2 triệu bao (60kg), tiêu thụ đạt mức cao kỷ lục 163,2 triệu bao. Và sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – sẽ đạt 60,2 triệu bao, tăng so với 50,9 triệu bao niên vụ 2017/18. Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018/19 sẽ đạt mức cao kỷ lục 29,9 triệu bao so với 29,3 triệu bao niên vụ trước đó.
Giá cao su trên sàn TOCOM chấm dứt chuỗi giảm 2 phiên liên tiếp, do đồng yên suy yếu so với đồng USD, nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh lo ngại dư cung gia tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 0,5 JPY lên 180 JPY (1,62 USD)/kg nhưng kết thúc tuần giảm 3,3%.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 9/6

Giá 16/6

Giá 16/6 so với 15/6

Giá 16/6 so với 15/6 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,64

65,06

-1,83

-2,74%

Dầu Brent

USD/thùng

76,48

73,44

-2,50

-3,29%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49.030,00

47.390,00

-1.760,00

-3,58%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,93

3,02

+0,06

+1,92%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

210,86

202,32

-6,78

-3,24%

Dầu đốt

US cent/gallon

216,56

208,70

-7,17

-3,32%

Dầu khí

USD/tấn

665,50

640,75

-20,00

-3,03%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

66.760,00

65.350,00

-1.560,00

-2,33%

Vàng New York

USD/ounce

1.304,40

1.278,50

-29,80

-2,28%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.567,00

4.548,00

-71,00

-1,54%

Bạc New York

USD/ounce

16,94

16,48

-0,78

-4,53%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,30

58,80

-2,20

-3,61%

Bạch kim

USD/ounce

911,15

888,18

-17,13

-1,89%

Palladium

USD/ounce

1.015,98

991,02

-19,58

-1,94%

Đồng New York

US cent/lb

328,65

314,45

-7,75

-2,41%

Đồng LME

USD/tấn

7.312,00

7.020,00

-157,00

-2,19%

Nhôm LME

USD/tấn

2.299,00

2.204,00

-52,00

-2,30%

Kẽm LME

USD/tấn

3.202,00

3.080,00

-107,00

-3,36%

Thiếc LME

USD/tấn

21.225,00

20.800,00

-80,00

-0,38%

Ngô

US cent/bushel

378,25

370,75

-2,00

-0,54%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

526,00

513,50

-3,75

-0,72%

Lúa mạch

US cent/bushel

243,50

233,50

+3,50

+1,52%

Gạo thô

USD/cwt

11,17

12,36

+0,06

+0,45%

Đậu tương

US cent/bushel

970,75

930,50

-19,50

-2,05%

Khô đậu tương

USD/tấn

359,00

340,90

-4,30

-1,25%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,46

30,29

-0,65

-2,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

511,00

509,50

+1,80

+0,35%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.429,00

2.519,00

+86,00

+3,53%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

117,25

117,55

-0,40

-0,34%

Đường thô

US cent/lb

12,25

12,35

-0,21

-1,67%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

159,20

161,65

+3,40

+2,15%

Bông

US cent/lb

92,84

89,85

-3,11

-3,35%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

589,60

558,20

-8,10

-1,43%

Cao su TOCOM

JPY/kg

185,60

178,30

-1,70

-0,94%

Ethanol CME

USD/gallon

1.52

1,42

+0,00

+0,28%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet