Năng lượng: giá dầu tăng
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng sau khi xuất hiện môt số dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt nhắm vào Iran có thể làm hạn chế nguồn cung dầu thô và cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không làm giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 1,09 USD (1,5%) lên 75,82 USD/thùng; dầu WTI tăng 89 US cent (1,3%) lên 68,72 USD/thùng. Tính chung cả tuần, dầu WTI tăng hơn 4%, dầu Brent tăng 5,3%.
Theo một số nguồn tin, tập đoàn Unipec (Trung Quốc) sẽ nối lại hoạt động mua dầu Mỹ vào tháng 10/2018, sau hai tháng tạm ngừng do tranh chấp thương mại.
Trong khi đó, những lo ngại về nguồn cung dầu thô toàn cầu tăng lên sau những dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran đang làm hạn chế xuất khẩu từ nước OPEC này. Chính phủ Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran trong tháng này sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015. Ngân hàng đầu tư Mỹ Jefferies cho biết các báo cáo của bên thứ ba cho thấy các tàu chở dầu của Iran đang giảm khoảng 700.000 thùng/ngày trong nửa đầu tháng 8 so với tháng 7/2018. Công ty tư vấn năng lượng FGE dự kiến xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran giảm dưới 1 triệu thùng/ngày trong giữa năm 2019. Iran là nhà sản xuất lớn thứ 3 trong OPEC với nguồn cung dầu thô và khí ngưng tụ khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 2,5% nhu cầu toàn cầu.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 5,2 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn gấp ba lần so với dự báo của các nhà phân tích.
Ngân hàng BNP Paribas dự báo sản lượng dầu của OPEC sẽ giảm từ mức trung bình 32,1 triệu thùng/ngày trong năm 2018 xuống 31,7 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Tuy nhiên, nguồn tin ngành dầu cho hay, hoạt động xuất khẩu “vàng đen” từ khu vực phía nam Iraq có xu hướng chạm mức cao kỷ lục mới trong tháng này.
Kim loại quý: Vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 1,8% lên 1.206,14 USD/ounce, tính chung cả tuần giá đã tăng 1,9%; vàng giao tháng 12/2018 tăng 10,3 USD hay 1,6% lên 1.213,3 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD giảm 0,6% trong phiên cuối tuần sau phát biểu của chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ khiến giá hàng hóa định giá bằng USD rẻ hơn cho người giữ các đồng tiền khác.
Đồng USD biến động thất thường trong tuần qua đã tác động mạnh lên thị trường vàng.
Thông tin về các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hỗ trợ đồng NDT tăng giá. Nhà phân tích Naeem Aslam, thuộc ThinkMarkets.com nhận định nếu đồng NDT tiếp tục tăng giá, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích kế hoạch nâng lãi suất của Fed đã gây áp lực giảm giá đồng USD. Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters mới đây, người đứng đầu Nhà Trắng cáo buộc Fed thất bại trong việc hậu thuẫn các chính sách của ông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. Động thái này của ông Trump được xem là khác thường khi tính độc lập của Fed lâu nay vẫn được xem là yếu tố quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, trong biên bản cuộc họp của Fed công bố ngày 22/8, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã thảo luận khả năng nâng lãi suất sớm để đối phó với tình trạng kinh tế mạnh quá mức sẽ tác động tới mục tiêu lạm phát. Tại hội nghị thường niên diễn ra ở bang Wyoming, miền Tây nước Mỹ, chủ tịch Fed khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy nền kinh tế nước này đang tăng trưởng nóng và các nhà hoạch định chính sách dự định tiếp tục tiến trình tăng dần lãi suất. Fed đã nâng dần lãi suất kể từ năm 2015 và các nhà hoạch định chính sách hiện đang lo ngại tình hình kinh tế quá mạnh, khiến lạm phát có thể vượt trên mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Theo cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành, các nhà phân tích dự kiến Fed sẽ nâng lãi suất thêm hai đợt trong năm nay và hai đợt nữa vào năm tới. Dự kiến, cơ quan này sẽ nhóm họp vào ngày 25-26/9 tới.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng, thép giảm
Phiên cuối tuần, giá đồng tăng, với hợp đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2% lên 6.105 USD/tấn, tính chung cả tuần giá đã tăng gần 3%, là tuần tăng đầu tiên trong vòng 4 tuần và cũng là tuần tăng mạnh nhất một tuần kể từ đầu tháng 7/2018, do đồng USD giảm giá, mặc dù lo lắng về nhu cầu của Trung Quốc có thể hạn chế chiều tăng bởi tranh chấp thương mại giữa nước này với Mỹ. Trung Quốc chiếm gần nửa nhu cầu thế giới ước tính ở mức 24 triệu tấn. Mỹ chiếm khoảng 8%.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun trả lời phỏng vấn của Reuters rằng nước này sẽ tiếp tục trả đũa khi Mỹ áp đặt thêm thuế quan thương mại, nhưng các cuộc trả đũa vẫn tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc, trong và ngoài nước.
Giá thép tại Trung Quốc cũng phục hồi vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần sau khi sụt giảm ở đầu phiên do trữ thép của nước này giảm, nhưng tính chung cả tuần giá vẫn giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 7/2018. Thép cây tại Thượng Hải đóng cửa phiên qua tăng 0,5% lên 4.334 CNY/tấn. Tuy nhiên thép vẫn giảm 1,2% trong tuần vừa qua.
Số liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy dự trữ thép thành phẩm tại Trung Quốc trong tuần giảm 42.400 tấn xuống 10,03 triệu tấn tính đến ngày 24/8/2018, trong đó dự trữ thép cây giảm 1,1% xuống 4,37 triệu tấn và dự trữ thép cuộn cán nóng giảm 0,9% xuống 2,19 triệu tấn.
Công suất tại các nhà máy thép ở Trung Quốc phục hồi trong tuần này sau khi giảm trong 4 tuần, tăng 0,28 điểm phần trăm lên 66,44% .
Các nhà phân tích cũng cảnh báo về áp lực giảm gia tăng trên thị trường thép khi các nhà đầu tư lo ngại rằng giá đã đạt tới đỉnh cao. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cũng gây áp lực lên giá thép. Các quan chức từ Washington và Bắc Kinh đã kết thúc hai ngày đàm phán mà không có đột phá lớn nào do cả hai bên đã áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa của nhau.
Nông sản: Giá tăng nhẹ
Cà phê arabica tăng 3,2 US cent tương đương 3,2% trong phiên cuối tuần, lên 1,047 USD/lb do đồng real tăng giá. Tính chung cả tuần giá gần như không thay đổi, dù phiên 22/8 có lúc xuống mức thấp nhất 12 năm là 99,35 US cent/lb. Robusta giao tháng 11/2018 tăng 10 USD tương đương 0,7% lên 1.541 USD/tấn, sau khi có lúc xuống 1.525 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 4/2016.
Đường thô kỳ hạn tháng 10/2018 phiên cuối tuần cũng tăng 0,11 US cent hay 1,1% lên 10,23 US cent/lb sau khi rời khỏi mức thấp 10 năm hôm 22/8/2018; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 4,6 USD hay 1,5% lên 310,6 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 1,1%.
Đồng real Brazil là yếu tố gây giảm giá gần đây và làm tăng giá trị xuất khẩu định giá bằng USD dưới dạng đồng nội tệ. Tuy nhiên, mức độ tăng giá có thể bị hạn chế do thị trường đường đang trong tình trạng dư thừa, có thể gây áp lực giảm giá lâu dài.
Giá cao su giao sau tại Tokyo chốt phiên cuối tuần giảm do dự trữ cao và nhu cầu nhạt nhòa trong bối cảnh thị trường Thượng Hải yếu. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2018 tại Tokyo kết thúc phiên giảm 0,6 JPY xuống 175,9 JPY/kg. Trong tuần này giá cao su Tokyo đã tăng 7,9 JPY.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2018 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 60 CNY (8,73 USD) chốt phiên tại 12.480 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 18/8

Giá 25/8

Giá 25/8 so với 24/8/8

Giá 25/8 so với 24/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,91

68,72

+0,89

+1,31%

Dầu Brent

USD/thùng

71,83

75,82

+1,09

+1,46%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.710,00

50.100,00

-60,00

-0,12%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,95

2,92

-0,05

-1,59%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

198,09

207,79

+1,87

+0,91%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,82

220,22

+2,68

+1,23%

Dầu khí

USD/tấn

646,75

681,00

+12,00

+1,79%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

65.520,00

68.850,00

+110,00

+0,16%

Vàng New York

USD/ounce

1.184,20

1.213,30

+19,30

+1,62%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.200,00

4.299,00

+55,00

+1,30%

Bạc New York

USD/ounce

14,63

14,90

+0,26

+1,77%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,30

52,40

+0,30

+0,58%

Bạch kim

USD/ounce

788,88

791,22

+13,77

+1,77%

Palladium

USD/ounce

914,47

936,62

+20,64

+2,25%

Đồng New York

US cent/lb

262,90

272,30

+4,55

+1,70%

Đồng LME

USD/tấn

5.926,00

6.105,00

+118,50

+1,98%

Nhôm LME

USD/tấn

2.030,00

2.095,00

+20,00

+0,96%

Kẽm LME

USD/tấn

2.389,50

2.534,00

+65,50

+2,65%

Thiếc LME

USD/tấn

18.705,00

19.000,00

-100,00

-0,52%

Ngô

US cent/bushel

378,75

362,75

+1,75

+0,48%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

579,75

536,50

-5,25

-0,97%

Lúa mạch

US cent/bushel

267,00

263,75

-2,75

-1,03%

Gạo thô

USD/cwt

10,35

10,72

0,00

-0,05%

Đậu tương

US cent/bushel

892,75

855,25

+1,25

+0,15%

Khô đậu tương

USD/tấn

332,40

316,30

-0,20

-0,06%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,56

28,49

+0,12

+0,42%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

510,90

497,10

+0,50

+0,10%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.149,00

2.364,00

+27,00

+1,16%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

104,70

104,70

+3,20

+3,15%

Đường thô

US cent/lb

10,18

10,23

+0,11

+1,09%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

157,35

156,45

+0,20

+0,13%

Bông

US cent/lb

81,39

81,63

+0,14

+0,17%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

472,50

415,20

+1,30

+0,31%

Cao su TOCOM

JPY/kg

167,90

175,60

-0,30

-0,17%

Ethanol CME

USD/gallon

1,36

1,31

+0,01

+0,61%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet