Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 2% do cơn bão Sally làm gián đoạn nguồn cung ở Mỹ, mặc dù thị trường vẫn lo ngại nhu cầu phục hồi chậm do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 92 US cent (2,3%) lên 40,53 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,02 USD (2,7%) lên 38,28 USD/thùng.
Bão Sally đang mạnh lên ở Vịnh Mexico, đang tiến về phía đông và tây Alabama. Trung tâm bão quốc gia Mỹ (NHC) cảnh báo cơn bão Sally dự kiến trở thành một cơn bão nguy hiểm khi đổ bộ bờ biển nước này. Đây là cơn bão mạnh thứ 2 trong 1 tháng qua đe dọa bờ biển phía Đông nước Mỹ, khiến hơn ¼ sản lượng khai thác dầu và khí ngoài khơi của Mỹ đã ngừng hoạt động, và các cảng xuất khẩu quan trọng trong khu vực bão đi qua cũng đóng cửa.
Bjornar Tonhaugen, chuyên gia hàng đầu thị trường dầu mỏ thuộc trung tâm Rystad Energy, cho biết các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ khiến sản lượng dầu của nước này khó đoán định và điều đó luôn tác động tích cực tới giá dầu.
Tuy nhiên, triển vọng về nhu cầu dầu mỏ vẫn yếu làm hạn chế đà tăng giá. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ triển vọng nhu cầu dầu mỏ năm 2020 khoảng 200.000 thùng/ngày xuống 91,7 triệu thùng/ngày do thận trọng về tốc độ phục hồi kinh tế. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn mức giảm 9,06 triệu thùng/ngày mà OPEC dự báo tháng trước.
Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết tồn trữ dầu thô của nước này đã giảm 9,5 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 11/9 xuống còn khoảng 494,6 triệu thùng, trong khi các nhà phân tích dự kiến sẽ tăng 1,3 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tuần do đồng USD mạnh lên, mặc dù những hy vọng về lập trường chính sách tiền tệ ôn hoà của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạn chế đà giảm của kim loại quý này.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.955,21 USD/ounce, trước đó có thời điểm giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 2/9 (1.971,71 USD/ounce), trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 0,1% lên 1.966,20 USD/ounce.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi một tuyên bố từ cuộc họp chính sách hai ngày của Fed, dự kiến kết thúc vào cuối ngày 16/9.
Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, Bob Haberkorn, cho biết: “Đồng USD đã hồi phục từ mức thấp và đang xảy ra hiện tượng bán tháo vàng, nhưng có lẽ chỉ là hiện tượng nhất thời. Dự báo chính sách ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đẩy giá vàng lên trên 2.000 USD/ounce”.
Nhà giao dịch Michael Matousek tại U.S. Global Investors cho biết các nhà đầu tư lạc quan rằng chính sách lãi suất thấp sẽ được duy trì trong ba năm tới, và điều đó sẽ có lợi cho vàng.
Trong khi đó, một nhóm các thành viên đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ đã công bố gói cứu trợ COVID-19 lưỡng đảng trị giá 1.500 tỷ USD, mà họ hy vọng sẽ phá vỡ được bế tắc.
Các biện pháp kích thích tiền tệ chưa từng có và môi trường lãi suất thấp đã khiến giá vàng tăng 29% trong năm nay, trong bối cảnh kim loại quý này được coi là tài sản an toàn trong giai đoạn lạm phát và đồng tiền mất giá.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 27,2 USD/ounce, giá palađi tăng 3,8% lên 2.400,25 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 31/3 là 2.419,19 USD/ounce. Giá bạch kim giao ngay kết thúc phiên tăng 1,7% lên 970,47 USD/ounce, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/8 là 973,98 USD/ounce.
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho rằng giá bạch kim có thể vượt vàng khoảng 10% nếu dự báo của Hội đồng đầu tư bạch kim thế giới về thâm hụt nguồn cung được thông qua và tỷ lệ vàng / bạch kim thoát ra khỏi phạm vi 2,02-2,20.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng dao động trong phiên vừa qua, nhưng vẫn quanh mức cao nhất trong vòng 2 năm do sản xuất ở Trung Quốc tháng 8/2020 tăng mạnh. Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng nhiều nhất thế giới.
Việc đồng CNY tăng lên mức cao nhất trong vòng 16 tháng so với USD khiến cho giá đồng trở nên rẻ hơn đối với các khách hàng Trung Quốc khi mua bằng USD, càng góp phần giữ giá đồng ở mức cao.
Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm nhẹ 0,5% xuống 6.762,50 USD/tấn, nhưng vẫn sát mức cao nhất trong vòng 26 tháng của phiên 1/9 (6.830 USD/ounce).
Sản xuất của Trung Quốc tháng 8 tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, và doanh số bán lẻ cũng tăng, cho thấy kinh tế đang hồi phục tốt. Sản xuất của Trung Quốc tăng mạnh kích thích nhu cầu đồng tăng, đẩy giá tăng hơn 50% kể từ hồi đầu tháng 3/2020. Tuy nhiên, một số thương gia cho rằng sắp tới giá đồng sẽ tăng chậm hơn so với thời gian vừa qua.
Về những kim loại quý khác, giấ nhôm giảm 0,4% xuống 1.793 USD/tấn, kẽm Ctăng 1% lên 2.505 USD, nickel CMNI3 giảm 0,5% xuống 15.200 USD, chì giảm 1% xuống 1.907,50 USD và thiếc tăng 0,3% ở 18.210 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc phiên vừa qua giảm do lợi nhuận của các doanh nghiệp thép giảm do giá quặng sắt liên tục tăng cao gần đây. Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 giao dịch trên sàn Đại Liên giảm 1,8% xuống 827,50 CNY (121,96 USD)/tấn; kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Singapore giảm 1,5% xuống 123,73 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã tăng hơn 60% trong năm nay, trong khi giá trên sàn Singapore tăng khoảng 5%, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, xuất phát từ các biện pháp kích thích kinh tế làm gia tăng các dự án hạ tầng cơ sở, khiến nhu cầu thép tăng.
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tháng 8/2020 tăng nhanh nhất trong vòng 8 tháng, trong đó sản lượng thép thô đạt mức cao kỷ lục, cho thấy nền kinh tế tiếp tục hồi phục nhanh.
Tuy nhiên, chi phí nguyên liệu tăng cao gây áp lực lên lợi nhuận của ngành thép, bởi giá thép, nhất là thép cây, không tăng nhiều như giá quặng sắt.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương ở sàn Chicago giảm khỏi mức cao nhất 2 năm (trên 10 USD/bushel) do thời tiết ở các khu vực trồng trọt của Mỹ khô, thuận lợi cho việc bắt đầu vụ thu hoạch. Giá ngô cũng giảm từ mức cao nhất 6 tháng, trong khi giá lúa mì cũng đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 8 US cent xuống 9,91-1/2 USD/bushel, ngô kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 3-1/2 US cent xuống 3,66 USD/bushel, còn lúa mì giảm 7-1/2 US cent xuống 5,38-1/4 USD/bushel. 
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,32 US cent (2,7%) lên 12,08 US cent/lb. Phiên liền trước, hợp đồng này chạm mức thấp nhất 1,5 tháng. Đường trắng kỳ hạn giao tháng 10 cũng tăng 1,2 USD (0,3%) lên 351 USD/tấn.
Giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng do các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo các hợp đồng khi dự báo sẽ có mưa ở Brazil, làm giảm lo ngại về tình hình hạn hán ở quốc gia này. Kết thúc phiên giao dịch, arabica kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 1,25 US cent (1%) xuống 1,218 USD/lb. Trái lại, robusta tăng giá, theo đó hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tăng 4 USD (0,3%) lên 1.391 USD/tấn.
Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong tháng 8/2020, nước này đã xuất khẩu 3,26 triệu bao cà phê (loại 60 kg/bao), giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống khoảng 386 triệu USD.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng hơn 2% trong phiên vừa qua do đồng minh của ông Abe tiến gần tới chức Thủ tướng, đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách "Abenomics" nhằm thúc đầy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tăng trưởng trở lại. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 8 tăng mạnh cũng góp phần đẩy giá cao su tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn Osaka tăng 4,1 JPY (2,3%) lên 183,2 JPY/kg, là phiên tăng thứ 2 liên tiếp; cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải cũng tăng 0,7% lên 12.360 CNY/tấn.

Giá hàng hóa thế giới sáng 16/9

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

38,47

+0,19

+0,50%

Dầu Brent

USD/thùng

40,53

+0,92

+2,32%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

27.860,00

+680,00

+2,50%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,37

+0,00

+0,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

113,27

-0,54

-0,47%

Dầu đốt

US cent/gallon

110,02

+0,09

+0,08%

Dầu khí

USD/tấn

320,00

+0,25

+0,08%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

40.730,00

+100,00

+0,25%

Vàng New York

USD/ounce

1.963,10

-3,10

-0,16%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.643,00

-47,00

-0,70%

Bạc New York

USD/ounce

27,39

-0,08

-0,29%

Bạc TOCOM

JPY/g

92,40

-1,00

-1,07%

Bạch kim

USD/ounce

972,41

-0,79

-0,08%

Palađi

USD/ounce

2.403,50

+2,14

+0,09%

Đồng New York

US cent/lb

305,50

-0,80

-0,26%

Đồng LME

USD/tấn

6.796,00

+57,00

+0,85%

Nhôm LME

USD/tấn

1.800,50

+25,50

+1,44%

Kẽm LME

USD/tấn

2.480,50

+9,50

+0,38%

Thiếc LME

USD/tấn

18.155,00

+53,00

+0,29%

Ngô

US cent/bushel

366,00

-3,50

-0,95%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

538,25

-7,50

-1,37%

Lúa mạch

US cent/bushel

269,25

-3,75

-1,37%

Gạo thô

USD/cwt

12,15

+0,08

+0,66%

Đậu tương

US cent/bushel

991,50

-8,00

-0,80%

Khô đậu tương

USD/tấn

319,20

-2,80

-0,87%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,15

-0,14

-0,41%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

520,90

-2,40

-0,46%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.694,00

+138,00

+5,40%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

121,80

-1,25

-1,02%

Đường thô

US cent/lb

12,71

+0,21

+1,68%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

115,65

-0,30

-0,26%

Bông

US cent/lb

66,44

-0,18

-0,27%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

640,40

-29,00

-4,33%

Cao su TOCOM

JPY/kg

139,00

+1,60

+1,16%

Ethanol CME

USD/gallon

1,31

0,00

0,00%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg