Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.347

Trừ lùi: +150

Đắk Lăk

32.500

-100

Lâm Đồng

31.600

-100

Gia Lai

32.000

-100

Đắk Nông

32.200

-100

Hồ tiêu

40.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.140

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê

Giá cà phê tại Việt Nam giảm do nhu cầu yếu trước vụ thu hoạch mới, giao dịch trầm lắng, dự trữ ở mức thấp. Cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen, vỡ được giao dịch ở mức cộng 160-180 USD/tấn kỳ hạn tháng 11/2019, giảm so với 180-200 USD/tấn trong phiên trước đó.
Trong khi đó, tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 khiếm khuyết 80 được chào bán ở mức cộng 215-230 USD/tấn kỳ hạn tháng 11/2019, tăng so với 210-215 USD/tấn trong phiên trước đó.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn ICE giảm 1,95 US cent tương đương 2,04% xuống 93,50 US cent/lb. Xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 9 đã tăng 2,3% cùng đồng real suy yếu khiến giá sàn New York tránh hướng lên, theo nhận định của chuyên gia Nguyễn Quang Bình. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn London trừ 1 USD tương đương 0,08% xuống 1.257 USD/tấn.
Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, Chính phủ Ethiopia và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức bắt tay vào chương trình giá trị 15 triệu euro (khoảng 16,5 triệu USD) nhằm thúc đẩy ngành cà phê của Ethiopia. Chương trình này, được gọi là EU - Coffee Action for Ethiopia (EUCAFE), đã được lên kế hoạch trong ít nhất hai năm và đang được tài trợ hoàn toàn thông qua Quỹ Phát triển châu Âu của EU, theo Daily Coffee News.
Tập trung vào các khu vực phát triển chính của Ethiopia, thuộc Oromia, vùng các dân tộc phương Nam (SSNPR) và Amhara, dự án gồm một loạt các mục tiêu: cải thiện an ninh lương thực và sức khỏe cho người dân; tăng khối lượng xuất khẩu; cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, hỗ trợ kĩ thuật và đầu vào cho nông dân.
Ngoài ra chường trình này còn giúp Ethiopia tiếp thị, tăng cường các kênh thị trường cao cấp; tạo và thúc đẩy chỉ dẫn địa lí (GIs); giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đến phụ nữ và thanh niên.
Sau 18 tháng tiến hành các Đề nghị mời thầu (RFPs) và các công việc liên quan đến EUCAFE, dự án đã được chính thức ra mắt tại Ethiopia vào đầu tháng 9, theo Thông tấn xã Ethiopia.
Kế hoạch được phát triển bởi EU và chính phủ Ethiopia, trong khi nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ của Ethiopia trên cương vị đối tác thực hiện.
Ethiopia là cái nôi của cà phê và arabica chất lượng cao được các nhà rang xay cà phê tìm kiếm hàng đầu trên toàn cầu.
Mặc dù có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế, các nhà lãnh đạo cà phê Ethiopia đã phải đấu tranh để duy trì ngành cà phê bền vững nhằm tối đa hóa giá trị cho tất cả chủ thể trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là nông dân sản xuất qui mô nhỏ.
Sàn giao dịch hàng hóa Ethiopia (ECX) được thành lập năm 2008 với nỗ lực giảm biến động giá cho người bán cà phê và khuyến khích tăng sản lượng thông qua một hệ thống thương mại tập trung, hiện đại hơn.
Tuy nhiên, việc thiếu truy xuất nguồn gốc thông qua Sàn ECX đã không đáp ứng được số lượng lớn người mua, nhu cầu phát triển của cà phê có thể truy xuất hoặc được chứng nhận, khiến chính phủ phải nới lỏng các hạn chế giao dịch ECX trong năm 2017.
Bất chấp sự bất ổn về thể chế kết hợp với các lực lượng thị trường toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng giá gần đây, doanh thu từ xuất khẩu cà phê của Ethiopia trong năm 2018 lên tới 5,7 tỉ USD, chiếm khoảng 34% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, theo báo cáo mới nhất từ Mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của USDA.
Etiopia vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất của châu Phi cả về sản lượng và doanh thu.
Trong tài liệu tổng quan về dự án, EU tuyên bố sẽ hỗ trợ ngành cà phê Ethiopia trở nên năng suất hơn và định hướng thị trường sẽ thúc đẩy hệ thống sản xuất bền vững, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ngoài ra EU còn tăng cường đầu tư vào chế biến và bổ sung giá trị, tất cả là chìa khóa để tạo cơ hội việc làm và tăng cường khả năng phục hồi ngành cà phê Ethiopia.
Nguồn: VITIC/Reuters