Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 4/6/2020 giảm sau 2 phiên tăng liên tiếp, do dự kiến tồn trữ dầu cọ trong tháng 5/2020 tăng và theo xu hướng giá dầu thô và dầu đậu tương giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 36 ringgit tương đương 1,5% xuống 2.363 ringgit (552,75 USD)/tấn.
Giá dầu cọ tăng 2,5% trong 2 phiên liên tiếp trước đó lên mức cao nhất 2 tháng.
Sản lượng dầu cọ trong tháng 5/2020 của Malaysia – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – tăng 3% so với tháng 4/2020, trong khi tồn trữ có thể tăng 12% so với tháng 4/2020 lên 2,28 triệu tấn.
Mối lo ngại tồn trữ gia tăng làm lu mờ kỳ vọng Ấn Độ sẽ tăng mua dầu cọ trong tháng 6/2020 để bổ sung dự trữ, Ivy Ng, người đứng đầu khu vực nghiên cứu đồn điền thuộc CGS-CIMB Research cho biết.
Động thái nâng thuế xuất khẩu của Indonesia tăng 5 USD/tấn nhằm hỗ trợ dầu sinh học, thúc đẩy niềm tin B30 sẽ được thực hiện.
Giá dầu giảm sau khi tăng trong phiên trước đó, do lo ngại nguồn cung sẽ tăng nếu các nhà sản xuất chủ chốt không thực hiện thỏa thuận gia hạn cắt giảm sản lượng, hỗ trợ giá tăng gần đây.
Giá dầu thô suy yếu khiến dầu cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn đối với nguyên liệu sản xuất dầu sinh học.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,92%, trong khi giá dầu cọ giảm 0,04%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago cũng giảm 1,08%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ có thể đạt mức đỉnh (2.409 ringgit/tấn) trong ngày 9/4/2020, nhà phân tích Wang Tao cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters