Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm gần 4%, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, kéo dài đà giảm mạnh từ phiên trước đó bởi tác động xấu mà lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid -19 mới.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giao tháng 12/2020 giảm 1,47 USD (hay 3,76%) xuống 37,65 USD/thùng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng qua là 36,64 USD/thùng trước đó trong phiên này; dầu Brent giao tháng 1/2021 giảm 4% xuống còn 38,11 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 1,22 USD (3,26%) xuống 36,17 USD/thùng, chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng Sáu là 34,92 USD/thùng. Trong phiên trước đó, giá cả hai loại dầu này đều giảm hơn 5%.
Trưởng bộ phận năng lượng tương lai của Mizuho - trụ sở ở New York, Bob Yawger, cho rằng các nhà đầu tư đang phản ứng với việc số ca lây nhiễm Covid -19 mới tăng cao đột biến. Ngoài ra, ông Yawger cho biết thêm thị trường còn chịu thêm áp lực về những lo ngại đối với nhu cầu năng lượng, trong bối cảnh gói kích thích kinh tế mới của Mỹ vẫn chưa được thực hiện.
Do số ca mắc Covid -19 mới tăng cao tại châu Âu, Pháp sẽ yêu cầu mọi người ở nhà trừ các hoạt động thiết yếu từ ngày 30/10, trong khi Đức sẽ đóng cửa quán bar, nhà hàng và nhà hát từ ngày 2/11 đến hết tháng này.
Trưởng nhóm chiến lược gia thị trường toàn cầu Stephen Innes của Axi nhận định rằng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa bắt đầu gây lo ngại về nhu cầu năng lượng trên khắp châu Âu, qua đó triển vọng ngắn hạn đối với nhu cầu dầu thô bắt đầu xấu đi.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh, còn được gọi OPEC+, sẽ theo dõi sát sao triển vọng nhu cầu năng lượng suy giảm cũng như việc nguồn cung dầu mỏ của Libya – một thành viên OPEC – tăng lên 680.000 thùng/ngày và dự kiến tăng lên 1 triệu thùng/ngày trong vài tuần tới.
Theo Commerzbank, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng OPEC+ sẽ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng khai thác vào tháng 1/2021. OPEC+ có kế hoạch giảm mức độ cắt giảm sản lượng dầu kể từ tháng 1/2021 từ 7,7 triệu thùng/ngày hiện tại xuống còn khoảng 5,7 triệu thùng/ngày.
Những cơn bão tại Mỹ được dự báo sẽ suy yếu đi cùng ngày và hoạt động sản xuất dầu mỏ ở nước này bắt đầu phục hồi trở lại, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung hiện có.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng, trước đà mạnh lên của đồng USD và sự thiếu rõ ràng về gói kích thích kinh tế mới tại Mỹ.
Về cuối phiên, giá vàng giảm xuống 1.858,92 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 28/9; vàng giao sau giảm 0,6% xuống 1.868 USD/ounce.
Chuyên gia Jeffrey Sica, người sáng lập Circle Squared Alternative Investments, nhận định đà giảm của giá vàng diễn ra là do là mối lo ngại trong ngắn hạn về thời điểm gói kích thích kinh tế tại Mỹ được thông qua.
đà tăng của đồng USD cũng tác động đến thị trường vàng. Phiên này, chỉ số đồng USD đã tăng 0,7% lên mức cao nhất trong một tháng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác. Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/10, sau khi suy giảm ở mức kỷ lục, kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức phục hồi mạnh nhất từ trước đến nay, khi tăng trưởng 33,1% trong quý III/2020. Đây là mức tăng trưởng hàng quý cao nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1947.
Kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24%, nhờ các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có trên toàn cầu nhằm đưa các nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, khi kim loại quý này được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,5% xuống 23,3 USD/ounce, bạch kim giảm 2,2% xuống 848,58 USD/ounce, trong khi palađi giảm 1,8% xuống 2.197.9 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng cũng giảm vì lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giữa bối cảnh nhu cầu chịu áp lực bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 2 và Châu Âu phong tỏa trở lại. Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng trên sàn London giảm 0,4 USD xuống 6.720 USD/tấn. Trong khi đó, giá thiếc giảm 0,6% xuống 17.820 USD/tấn, nhôm giảm 0,5% xuống 1.801 USD/tấn, kẽm tăng 0,3% xuống 2.537 USD/tấn, chì tăng 2,1% lên 1.831 USD/tấn và nickel giảm 1,5% xuống 15.500 USD/tấn.
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp do số liệu cho thấy nhập khẩu quặng sắt từ Australia sụt giảm. Kết thúc phiên, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 779,5 CNY (116,18 USD)/tấn. Tuy nhiên, trên sàn Singapore, giá quặng sắt giảm 0,3% xuống 114,3 USD/tấn. Mặc dù vậy, so với đầu tuần thì giá hiện vẫn tăng.
Nhập khẩu quặng sắt Australia vào Trung Quốc trong tuần qua giảm xuống 14 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tuần thứ 3 của tháng 9. Trong khi đó, nhập khẩu từ Brazil tăng lên 3,97 triệu tấn, từ mức 3,79 triệu tấn của tuần trước, mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình khoảng 5,1 triệu tấn của giai đoạn tháng 9-10.
Bên cạnh đó, thị trường quặng sắt đang được hỗ trợ bởi lo ngại về sự tắc nghẽn ở các cảng biển Trung Quốc, cũng như bởi các nhà đầu tư chơ đợi kế hoạch kinh tế của Trung Quốc – được công bố tại Đại hội Trung ương Đảng.
Trên thị trường nông sản, giá ngũ cốc Mỹ giảm trong phiên vừa qua, theo đó ngô và lúa mì xuống mức thấp nhất 2 tuần do lo ngại làn sóng Covid-19 lần thứ 2 sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu ngũ cốc. Gí dầu thô giảm và thời tiết tốt lên ở cả Mỹ, Nga và Brazil cũng góp phần gây áp lực giảm giá 2 loại ngũ cốc này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô trên sàn Chicago giảm 3 US cent xuống 3,98-1/2 USD/bushe, trong phiên có lúc giá xuống thấp nhất kể từ 14/10; giá lúa mì cũng mất 5 US cent xuống 6,03-3/4 USD/bushel và là mức thấp nhất kể từ 15/10; đậu tuông giảm 4-1/4 US cent xuống 10,50-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 0,49 US cent (3,3%) trong phiên vừa qua, xuống 14,4 US cent/lb do lo ngại về triển vọng nhu cầu, nhất là ở thị trường Châu Âu. Việc nhiều quỹ hàng hóa bán tháo hàng đi trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ cũng góp phần gia tăng áp lực giảm giá.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 cũng giảm 10 USD xuống 386,6 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2020 lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 0,4 US cent (0,4%) xuống 1,046 USD/lb, đầu phiên có thời điểm giá chạm mức thấp nhất kể từ 22/7 là 1,0295 USD/lb. Robusta giao tháng 1/2021 giảm 10 USD (0,7%) xuống 1.337 USD/tấn.
Đồng nội tệ Brazil – real – trượt giá so với USD đã gia tăng áp lực giảm giá lên cà phê arabica.
Tại Châu Á, mưa lớn và gió mạnh do bão đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực trồng cà phê chủ chốt của Việt Nam, khiến nhiều cây cà phê bị gãy đổ. Dự báo khu vực này sẽ thường xuyên có mưa trong 10 ngày tới, và điều đó có thể ảnh hưởng đến việc thu hoạch.
Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên hiện ở mức 32.400 – 34.000 đồng (1,4 – 1,47 USD)/kg, so với 31.100 – 33.000 đồng cách đây một tuần. Đối với cà phê xuất khẩu, robusta loại 2 (5% đen và vỡ) có giá cộng 170 – 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn London phiên 28/10.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta tại Sumatra không thay đổi trong vòng một tuần qua, ở mức cộng 170 – 270 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 trên sàn London.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản quay đầu giảm sau 9 phiên liên tiếp tăng trước đó, do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng trên toàn cầu.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 12,3 JPY (4,5%) xuống 262 JPY/kg, sau khi đã tăng gần 40% trong 9 phiên liền trước. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 2,8% xuống 15.770 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, số liệu thăm dò mới của về kinh tế Trung Quốc cũng gây áp lực giảm giá trong phiên vừa qua. Theo kết quả thăm dò này, các chuyên gia cho rằng, hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng chậm lại trong tháng 10/2020, mặc dù nền kinh tế vẫn đang hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Giá hàng hóa sáng 30/10

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

36,10

-0,07

-0,19%

Dầu Brent

USD/thùng

37,65

-1,47

-3,76%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

25.680,00

-560,00

-2,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,32

+0,02

+0,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

105,15

-2,99

-2,76%

Dầu đốt

US cent/gallon

108,84

-2,58

-2,32%

Dầu khí

USD/tấn

304,00

-10,75

-3,42%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

40.250,00

-1.200,00

-2,90%

Vàng New York

USD/ounce

1.867,00

-1,00

-0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.295,00

-35,00

-0,55%

Bạc New York

USD/ounce

23,34

-0,02

-0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

78,90

+0,20

+0,25%

Bạch kim

USD/ounce

851,02

+2,04

+0,24%

Palađi

USD/ounce

2.208,57

+7,37

+0,33%

Đồng New York

US cent/lb

306,05

+0,40

+0,13%

Đồng LME

USD/tấn

6.748,00

-50,00

-0,74%

Nhôm LME

USD/tấn

1.809,50

-12,50

-0,69%

Kẽm LME

USD/tấn

2.529,00

-16,00

-0,63%

Thiếc LME

USD/tấn

17.929,00

-143,00

-0,79%

Ngô

US cent/bushel

398,50

-3,00

-0,75%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

603,75

-5,00

-0,82%

Lúa mạch

US cent/bushel

299,25

+3,25

+1,10%

Gạo thô

USD/cwt

12,46

+0,01

+0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

1.050,50

-4,25

-0,40%

Khô đậu tương

USD/tấn

376,90

+0,20

+0,05%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,06

-0,36

-1,08%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

539,20

+3,60

+0,67%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.338,00

-40,00

-1,68%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

104,60

-0,40

-0,38%

Đường thô

US cent/lb

14,40

-0,49

-3,29%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

111,90

-3,85

-3,33%

Bông

US cent/lb

69,82

-0,35

-0,50%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

478,30

-4,10

-0,85%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,20

-16,00

-8,88%

Ethanol CME

USD/gallon

1,53

+0,06

+4,08%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg