Theo nguồn tin từ Báo Đồng Tháp, giá kiệu tươikiệu giống đang ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với những năm trước, mức tăng này vẫn còn rất thấp.
Nhiều nông dân trồng kiệu ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông cho biết, kiệu tươi hiện được thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kiệu giống hiện có giá 49.000 – 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg.

Kết quả hình ảnh cho kiệu tươi Đồng Tháp

Nguyên nhân giá kiệu tăng mạnh, theo người trồng kiệu nơi đây cho rằng do thời điểm này bà con nông dân chủ yếu tập trung vào sản xuất kiệu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2020 nên lượng hàng cung ứng không còn nhiều. Hơn nữa, gần đây do ảnh hưởng thời tiết nên sâu bệnh tăng khiến kiệu bị giảm năng suất.
Dẫn nguồn tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại Quỳnh Phụ (Thái Bình) hiện ớt đã vào vụ thu hoạch. Hơn 1.000ha ớt vụ Đông của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã có thể thu hoạch, sẵn sàng phục vụ cho thị trường trong nước cũng như thị trường Trung Quốc.

Kết quả hình ảnh cho ớt thái bình

Người dân tại các xã trồng ớt tiêu biểu tại địa phương như Quỳnh Thọ, An Ấp, Quỳnh Hội, Quỳnh Minh, An Cầu, An Ninh... đều phấn khởi khi mùa ớt năm nay cho năng suất khá.
Năm nay ớt được mùa do thời tiết rất thuận lợi. Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ cho biết, diện tích đất trồng ớt tại địa phương là 40 – 45ha. Hiện giá ớt thu mua tại đồng rơi vào khoảng 19.000 - 22.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy người nông dân trồng ớt đã có lãi.
Về cơ hội để có thể xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc theo con đường chính ngạch, lãnh đạo xã Quỳnh Thọ cho hay, thị trường Trung Quốc yêu cầu không quá cao đối với mặt hàng ớt cay. Nếu có thể xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch thì ớt Quỳnh Phụ tự tin có thể nắm lấy cơ hội này.
Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu trái ớt nơi đây. Thị trường Trung Quốc thường yêu cầu về chất lượng quả ớt không quá cao. Mỗi quả ớt chỉ cần đạt chiều dài từ 7 - 9cm, thành quả dày, màu đỏ tươi, bắt mắt. Yêu cầu quan trọng nhất từ phía nước bạn là không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có nhập ớt nhưng số lượng rất ít.
Nếu có sự chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng, việc xuất khẩu mặt hàng ớt cay sang thị trường Trung Quốc là việc hoàn toàn khả thi.
Cũng theo thông tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều hộ trồng chuối ở Tuyên Quang xuất khẩu trái cây này sang thị trường Trung Quốc khi nhu cầu sản phẩm chuối từ thị trường này tăng mạnh.
Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.100 ha chuối. Cây chuối tập trung nhiều nhất ở Chiêm Hóa với 1.044 ha, huyện Yên Sơn 338 ha, huyện Sơn Dương 343 ha. Phần lớn các giống được trồng là giống chuối bản địa. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, nhờ trồng chuối, nhiều hộ gia đình có cuộc sống ấm no.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang cho biết, phong trào trồng chuối phát triển mạnh ở tỉnh khoảng 5 năm nay. Trước đây diện tích chủ yếu tập trung ở dạng mô hình nhỏ lẻ. Có nhiều năm kinh nghiệm, nên người trồng chuối ở Tuyên Quang đã chủ động thời vụ, tính toán được giai đoạn nào chuối ra quả và cho thu hoạch đảm bảo hiệu quả kinh tế cáo.
Tháng 2 và tháng 8 dương lịch được xem là giai đoạn thích hợp nhất để trồng chuối. Đây là giai đoạn có thời tiết lý tưởng để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt và ít mắc các loại nấm gây thối rễ.
Kiến Thiết là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn. Trước đây, sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa nương, trồng sắn, ngô, sản lượng không đáng kể. Nguồn thu nhập thấp, đời sống của đại bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Khoảng 5 năm trở lại đây, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Kiến Thiết chú trọng phát triển cây chuối tây.
Cây chuối tây khi được trồng tại xã Kiến Thiết phát triển nhanh, ít sâu bệnh, chất lượng ngon, quả to tròn và ngọt nên được nhiều thương lái tới thu mua để xuất sang thị trường Trung Quốc.
Theo một nông dân ở thôn Đồng Phạ, xã Kiến Thiết trồng chuối từ 2011, so với ngô và cây lâm nghiệp, cây chuối tây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Trồng chuối tây ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, không phải đầu tư phân bón, cho thu hoạch quanh năm. Với 3 ha chuối, mỗi năm thu hoạch khoảng 36 tấn quả, giá bán trung bình 4 triệu đồng/tấn, gia đình thu nhập trên 140 triệu đồng.
Theo những thương lái chuyên kinh doanh chuối thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc. Hai cửa khẩu chính được thông thương vận chuyển là cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang). Người trồng chuối yên tâm nhất là chưa bao giờ bị ế. Chuối tại Tuyên Quang thời điểm cao nhất là 9.000 đồng/kg và thấp nhất là 5.000 đồng/kg.
Sản phẩm chuối của Tuyên Quang chủ yếu xuất sang Trung Quốc.
Với đặc điểm dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong những năm qua, cây chuối không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng giúp người dân Tuyên Quang giàu có.

Nguồn: VITIC tổng hợp