Cụ thể, trên sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) Nhật Bản, giá cao su RSS 3 giao tháng 01/2016  tăng trong phiên đầu tuần nhờ sự hỗ trợ từ thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên tăng điểm mạnh.

Tuy nhiên, trong hai phiên giao dịch sau đó (11 và 12/8), giá cao su quay đầu giảm trở lại khi Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT). Đến cuối tuần, giá cao su chỉ tăng nhẹ trong bối cảnh giá dầu thế giới vẫn đang giảm sâu xuống mức thấp nhất và các nhà đầu tư do dự chờ kết quả của việc phá giá đồng NDT sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc.

Kết thúc tuần (14/8), giá cao su RSS 3 giao tháng 01/2016 (TOCOM) đạt 1.559 USD/tấn, giảm 19 USD/tấn (-1,2%) so với ngày đầu tuần (10/8) nhưng tăng 9 USD/tấn (+0,6%) so với ngày cuối tuần trước (07/8).

 

Nguồn: VRA tổng hợp 

Tại sàn SICOM Singapore, giá cao su TSR 20 kỳ tuần qua biến động theo hướng giảm dần. Vào cuối tuần, ngày 14/8, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2015 đạt 1.344 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn (-1,0%) so với ngày đầu tuần và giảm 23 USD/tấn (-1,7%) so với ngày cuối tuần trước (06/8).

T ại sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán biến động theo hướng giảm dần tương tự như tại sàn SICOM.

Kết thúc tuần, ngày 14/8, giá SMR 20 đạt 1.337 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn (-0,4%) so với ngày đầu tuần và giảm 2 USD/tấn (-0,1%) so với ngày cuối tuần trước.

Tương tự, tại thị trường trong nước, tuần từ 10/8 - 14/8/2015, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán được điều chỉnh giảm hai lần vào ngày 10 và 14/8 theo xu hướng chung của giá cao su trên thị trường thế giới.

Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán ở mức 1.480 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (-2,0%) so với ngày đầu tuần và giảm 60 USD/tấn (-3,9%) so với ngày cuối tuần trước (07/8).

 

Nguồn: VRA tổng hợp 

Như vậy, trong tháng 8/2015, từ ngày 01 - 14/8, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.522 USD/tấn, giảm 116 USD/tấn (-7,1%) so với mức trung bình trong tháng 7/2015, và giảm 256 USD/tấn (-14,4%) so với tháng 8/2014.

Kiều Linh