Xuất khẩu sẽ là khoảng 2,14 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm từ khoảng 2,31 triệu thùng/ngày trong tháng 6, cao nhất kể từ tháng 1/2012. Sự sụt giảm này chủ yếu là do sụt giảm trong xuất khẩu sản phẩm ngưng tụ bởi Hàn Quốc giảm nhập khẩu dầu dầu siêu nhẹ và giảm mua dầu thô từ các khách hàng châu Âu.
Xuất khẩu dầu của Irna gần gấp đôi kể từ tháng 12, tháng cuối cùng trước khi các lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân gây tranh chấp được dỡ bỏ, nhưng việc xuất khẩu đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết từ đối thủ Saudi Arabia và nước làng giềng Iraq.
Matt Smith, một giám đốc của bộ phận Nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData cho biết năm nay “chúng tôi thực sự thấy bộ ba quay trở lại, đặc biệt với sự quay trở lại của dầu Iran sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt”.
Iran đã đang láy lại thị phần dầu mỏ với tốc độ nhanh hơn giới phân tích dự đoán kể từ khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tháng 1 và xuất khẩu sẽ trên 2 triệu thùng/ngày tháng thứ 4, trong tháng 7.
Xuất khẩu sang châu Âu trong tháng 7 có thể giảm xuống khoảng 430.000 thùng mỗi ngày từ khoảng 580.000 thùng mỗi ngày trong tháng này.
Xuất khẩu của Iran sang châu Á trong tháng 7 tương tự như tháng này ở mức 1,63 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu đã đạt đỉnh điểm vào tháng 4 năm nay ở mức 1,71 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của Irna, sẽ cao hơn chút ít 654.000 thùng trong tháng 7, tăng gần 50.000 thùng/ngày so với tháng 6. Xuất khẩu sang Ấn Độ sẽ phục hồi lên khoảng 480.000 thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 3. Nhập khẩu của Hàn Quốc sẽ là một nửa của tháng này ở mức 190.000 thùng/ngày. Nhập khẩu của Nhật Bản có thể khoảng 235.000 thùng/ngày.
Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ tất cả nhập khẩu dầu thô của Irna. Ba Lan vắng mặt trong tháng 7, sau khi nhập khẩu lần đầu tiên trong tháng 6 kể từ tháng 8
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet