Thông tin cơ bản về Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ
Thời gian kí kết ngày 8/3/1997.
Nơi kí kết: New Delhi, Ấn Độ.
Danh sách thành viên tham gia kí kết : Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước cộng hoà Ấn Độ.
Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa đầu tư của các nhà đầu tư của quốc gia này trên lãnh thổ của quốc gia kia.
Sự khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau theo Hiệp định quốc tế sẽ thúc đẩy sáng kiến kinh doanh cá nhân và đẩy mạnh sự phồn thịnh của hai quốc gia.
Phạm vi Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ
Hiệp định này sẽ áp dụng đối với tất cả các đầu tư được thực hiện bởi các nhà đầu tư của một nước trên lãnh thổ của nước kia, mà những đầu tư được chấp nhận phù hợp với pháp luật và những qui định của nước đó, bất kể những đầu tư đó được thực hiện trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư của Bên kí kết kia tiến hành đầu tư trên lãnh thổ của mình và tiếp nhận những đầu tư đó phù hợp với pháp luật và chính sách của mình.
Những đầu tư và thu nhập của các nhà đầu tư của mỗi Bên kí kết luôn luôn được đối xử công bằng và thỏa đáng trên lãnh thổ của Bên kí kết kia.
Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
Mỗi Bên kí kết phù hợp với luật và qui định của mình sẽ dành cho những đầu tư của nhà đầu tư Bên kí kết kia những thuận lợi như sự đối xử dành cho những đầu tư của nhà đầu tư nước mình hoặc những đầu tư của các nhà đầu tư của bất kì quốc gia thứ ba nào.
Ngoài ra, mỗi Bên kí kết sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kí kết kia, bao gồm đối với các thu nhập từ những đầu tư của họ sự đối xử thuận lợi như dành cho các nhà đầu tư của bất kì quốc gia thứ ba nào.
Bên kí kết sẽ dành cho nhà đầu tư Bên kí kết kia những lợi, ưu đãi hoặc đặc quyền từ:
- Bất kì liên minh thuế quan nào đang tồn tại hoặc được thiết lập trong tương lai hoặc Hiệp định quốc tế tương tự mà Bên kí kết đó đang hoặc có thể trở thành thành viên.
- Bất kì vấn đề nào liên quan tới toàn bộ hoặc chủ yếu về thuế.
Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và một Bên kí kết
1. Bất kì tranh chấp nào giữa nhà đầu tư của một Bên kí kết và Bên kí kết kia liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư theo Hiệp định này sẽ được giải quyết trong chừng mực có thể thông qua thương lượng giữa các Bên tranh chấp.
2. Nếu vụ tranh chấp đó không giải quyết được bằng thương lượng trong thời hạn 6 tháng và nếu cả hai Bên tranh chấp nhất trí, vụ tranh chấp sẽ đưa ra:
- Để giải quyết phù hợp với pháp luật của Bên kí kết đã tiếp nhận đầu tư tại cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính có thẩm quyền của Bên kí kết đó.
- Hòa giải quốc tế theo các qui tắc hòa giải của Uỷ Ban Liên hiệp Quốc tế về Luật Thương mại Quốc tế.
3. Nếu các Bên không thỏa thuận được thủ tục giải quyết tranh chấp theo qui định ở mục trên. Điều này hoặc vụ tranh chấp được đưa ra để hòa giải, nhưng việc hòa giải không đạt được thì vụ tranh chấp được đưa ra Trọng tài. Thủ tục Trọng tài sẽ như sau:
- Nếu Bên kí kết của nhà đầu tư và Bên kí kết kia là thành viên của Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa một quốc gia và công dân của quốc gia khác, năm 1965 và nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản đưa tranh chấp ra Trung tâm quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư, thì vụ tranh chấp đó sẽ được đưa ra Trung tâm
- Nếu cả hai Bên nhất trí thì giải quyết theo các biện pháp bổ sung về thực hiện hòa giải, Trong tài và điều tra thực tế
- Đưa tranh chấp ra trọng tài phù hợp với Qui tắc trọng tài của Uỷ ban Luật thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc 1976, với sự sửa đổi như sau:
Người có thẩm quyền chỉ định theo Qui tắc là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc thành viên cao cấp tiếp theo của Tòa án Quốc tế mà không phải là công dân của một trong hai Bên kí kết. Vị trọng tài thứ ba không phải là công dân của một trong hai Bên kí kết.
Các Bên sẽ chỉ định trọng tài của mình trong vòng hai tháng.
Phán quyết của trọng tài được thực hiện phù hợp với các qui định của Hiệp định này.
Tòa án trọng tài sẽ tuyên bố cơ sở quyết định của mình và đưa ra lí lẽ theo yêu cầu của mỗi Bên.
Chi tiết về Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ

Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùn