Một số người tham gia thị trường cho rằng, Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép trong nhiều thập kỷ, bởi vậy ảnh hưởng của các biện pháp thương mại đối với Trung Quốc là không rõ ràng. Hơn  nữa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng và kìm hãm tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu, điều này khiến nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc suy giảm.

EU đã thực hiện các biện pháp tự vệ vào giữa tháng 7/2018 để tránh các sản phẩm thép được bán lại cho EU và tiến hành hạn ngạch nhập khẩu đối với 23 sản phẩm thép.

Ban đầu, các khách mua hàng EU lo ngại biện pháp này sẽ cản trở hoạt động mua sắm, song kết quả thực hiện cho thấy khối lượng thép cuộn nhập khẩu của EU chưa đạt đến giới hạn hạn ngạch.

Trung Quốc và Mỹ sẽ có cuộc đàm phán thương mại kéo dài 2 ngày tại Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ ngày 7-8/1/2019. Cả Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ có cuộc thảo luận đầy hy vọng có thể chấm dứt cuộc chiến thương mại và trở lại thị trường kinh tế và tài chính ổn định.

Chiến tranh thương mại gây xáo trộn và thiệt hại hàng trăm tỉ USD, gia tăng lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thỏa thuận “đình chiến” thương mại trong vòng 90 ngày từ ngày 1/12/2018 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Argentina vào năm ngoái.

Tuy nhiên, thời hạn sắp tới, các cuộc đàm phán giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ được xác định liệu thuế quan áp đặt có được duy trì.

Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 10/2018, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 23.400 tấn thép thương phẩm bao gồm thép chữ U, I, H, L và T, giảm 9,2% so với tháng trước đó, cũng giảm 53,4% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong số đó, xuất khẩu sang Canada đạt 17.000 tấn, giảm so với 18.000 tấn tháng trước đó và giảm đáng kể so với 45.000 tấn cùng tháng năm ngoái, từ Mexico đạt 5.000 tấn, từ các  nước khác ít hơn 1.000 tấn.

Trong tháng 10/2018 Mỹ đã xuất khẩu khoảng 23.000 tấn thép tấm  và cuộn, tăng 30,6% so với tháng trước đó, nhưng giảm 42,2% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico chiếm phần lớn, đạt 18.000 tấn, tăng 33,3% so với tháng trước đó nhưng giảm 38,7% so với cùng tháng năm ngoái, Canada đạt 5.100 tấn.

Trong khi đó, trong 11 tháng đầu năm 2018 sản lượng thép của Trung Quốc đạt 1,01 tỉ tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) cho biết.

Tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7,8% trong 10 tháng đầu năm 2018. Trong tháng 11/2018, sản lượng thép của Trung Quốc tăng 11,3% so với cùng tháng năm ngoái. Một số người tham gia thị trường cho biết, cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản phát triển vẫn là khu vực tiêu thụ sản phẩm thép cao nhất.

Ủy ban Thuế quan  Hải quan của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết, sẽ áp đặt thuế xuất khẩu tạm thời đối với thép phế liệu không gỉ, ferocrom, nickel và các hàng hóa khác từ ngày 1/1/2019.

Ferocrom mã HS72024100 với thành phần cacbon hơn 4% và ferocrom mã HS72024900 với thành phần cacbon ít hơn hoặc ngang bằng 4% có mức thuế xuất khẩu 40% và mức thuế  tạm thời năm 2019 là 15%.

Thép phế liệu không gỉ có mã HS72042100, thuế xuất khẩu là 40%, và không có sự điều chỉnh. Đối với nickel phi hợp kim có tổng thành phần nickel và cobalt chiếm 99,99% hoặc hơn nhưng không vượt quá 0,005% thành phần cobalt tính theo trọng lượng, có thuế xuất khẩu là 40% và thuế tạm thời là 5%.

Thuế xuất khẩu đối với nickel phi hợp kim khác với mã HS 75021090 và hợp kim nickel chưa gia công mã HS75022000 là 40%, với thuế tạm thời 15%.

Mới đây, Trung Quốc đưa ra thông báo hủy bỏ thuế xuất khẩu đối với 94 sản phẩm bao gồm quặng sắt trong năm 2019.

Thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Hồng Kông hoặc Macau cũng sẽ được hủy bỏ. Đây là chính  sách cải thiện nền kinh tế chậm chạp và kích thích hoạt động thương mại.

Hơn nữa, thuế nhập khẩu động cơ máy bay sẽ vấn ở mức thấp, và trên 700 mặt hàng sẽ được tạm thời miễn thuế trong năm tới.

Dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến AUD, kể từ khi Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng lớn quặng sắt từ Australia.

Nguồn: VITIC/Bloomberg

 

Nguồn: vinanet