Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 328,14 điểm hôm 14/5/2020, tăng 0,51% tương đương 1,65 điểm so với chỉ số trước đó hôm 13/5/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 315,03 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 330,62 điểm, tăng 0,6% tương đương 1,96 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 15/5/2020 tăng, được thúc đẩy bởi số liệu cho thấy rằng nhu cầu nội địa tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới tăng mạnh, với sản lượng thép thô trong tháng 4/2020 đạt mức cao nhất 11 tháng.
Sản lượng thép thô trong tháng 4/2020 tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm xuống 85,03 triệu tấn, với sản lượng ngày lên tới 2,83 triệu tấn, cao nhất kể từ tháng 6/2019, Cơ quan Thống kê Quốc gia cho biết.
Sản lượng tại doanh nghiệp thép Trung Quốc, đặc biệt nguyên liệu xây dựng tăng kể từ cuối tháng 3/2020, được thúc đẩy bởi tiêu thụ hạ nguồn hồi phục.
Nhu cầu tại các nhà máy thép tăng mạnh thúc đẩy giá quặng sắt tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,6% lên 663 CNY (93,4 USD)/tấn.
Giá than cốc trên sàn Đại Liên tăng 2,2% lên 1.789 CNY/tấn, sau số liệu cho thấy rằng sản lượng trong tháng 4/2020 giảm 1,3% xuống 38,55 triệu tấn.
Đầu tư tài sản cố định trong tháng 4/2020 tăng 6,2%, trong khi tăng trưởng đầu tư bất động sản hồi phục trở lại 7%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,1% lên 3.461 CNY/tấn và giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 3.360 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,5% xuống 13.340 CNY/tấn.
Giá thép tại Trung Quốc sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng trong nước, bất chấp sự suy giảm từ lĩnh vực ô tô và sản xuất trong năm 2020 và 2021, Fitch Solutions cho biết. Tuy nhiên, công ty này cũng điều chỉnh giảm dự báo tiêu thụ thép năm 2020 xuống 2% từ mức 5% do sự chậm lại một số dự án trong quý 1/2020, trong bối cảnh đóng cửa bởi virus corona.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,6% xuống 1.120 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 91,7 USD/tấn.
Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra liệu Thổ Nhĩ Kỳ bán phá giá sản phẩm thép phẳng cán nóng tại EU, do nhu cầu từ châu Âu suy giảm.
Các thông tin khác:
Thép HRC: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 3/2020 nước này xuất khẩu 47.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 5,9% so với tháng 2/2020 và tăng 29% so với tháng 3/2019.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 39 triệu USD, so với 37 triệu USD tháng 2/2020 và 35 triệu USD tháng 3/2019.
Trong số đó, Mỹ xuất khẩu 36.000 tấn sang Mexico, so với 29.000 tấn tháng 2/2020 và 26.000 tấn tháng 3/2019. Điểm đến thứ 2 là Canada đạt 11.000 tấn.
Thép CRC: Tổng xuất khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) của Đài Loan (TQ) trong tháng 3/2020 đạt 103.000 tấn, tăng gần 11,5% so với tháng 3/2019 song giảm 0,4% so với tháng 2/2020.
Trong số đó, tổng kim ngạch đạt 1,76 tỉ NTD.
Các điểm đến là Trung Quốc (đại lục) đạt 15.900 tấn, Indonesia đạt 12.300 tấn, Djibouti đạt 10.600 tấn và Nhật Bản đạt 4.200 tấn.
Thép phế liệu: Thống kê từ Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil (MDIC), trong tháng 4/2020 nước này xuất khẩu 53.000 tấn thép phế liệu, tăng 15,9% so với tháng 4/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, giảm 31,8% so với tháng 4/2019.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu đạt 264.500 tấn, tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 43% lên 61,1 triệu USD.
Trong quý 1/2020, xuất khẩu thép phế liệu của Brazil chủ yếu sang Ấn Độ, chiếm 35% trong tổng số. Tiếp theo là Bangladesh và Indonesia chiếm 25% và 12%.
Gang: Trong tháng 4/2020, Brazil xuất khẩu 278.000 tấn gang, tăng 55,7% so với tháng 4/2019.
Xuất khẩu gang của Brazil trong tháng 4/2020 chủ yếu sang Mỹ và Trung Quốc, chiếm 32% và 30,25% tổng tổng xuất khẩu.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, Brazil xuất khẩu tổng cộng 1,12 triệu tấn gang, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: VITIC/Reuters