Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 309,01 điểm hôm 15/11/2019, tăng 1,71% tương đương 5,2 điểm so với chỉ số trước đó hôm 14/11/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 322,03 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 306,55 điểm, tăng 2,06% tương đương 6,18 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thanh cốt thép và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc ngày 18/11/2019 tăng lên mức cao nhất 7 tuần, trong bối cảnh lợi nhuận của các nhà máy thép tại nước sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới được cải thiện.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 3.576 CNY (511,29 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 30/9/2019. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 3.492 CNY/tấn, cao nhất 7 tuần. Giá thép không gỉ tại Thượng Hải giảm 0,5%.
Lợi nhuận biên của các nhà máy thép Trung Quốc được cải thiện, trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt và than cốc suy giảm. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 9 tháng xuống dưới 80 USD/tấn, trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp và giảm bớt lo ngại về dư cung.
Giá thép hồi phục nhẹ sau khi giảm mạnh trong đầu tháng này, do các hạn chế môi trường tại Trung Quốc.
Dự trữ thanh cốt thép tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 tháng, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Các hạn chế liên quan đến ô nhiễm đối với một số nhà máy thép và các biện pháp kích thích nhu cầu thúc đẩy nền kinh tế chậm chạp Trung Quốc cũng nâng đỡ giá thép.
Trung Quốc sẽ hạ thấp yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu đối với một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trích dẫn một cuộc họp nội các do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 1,8% lên 638 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 28/10/2019.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay hồi phục lên 83,5 USD/tấn trong ngày thứ sáu (15/11/2019), sau khi chạm 79,5 USD/tấn hôm 11/11/2019, thấp nhất kể từ ngày 29/1/2019.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,8%, trong khi giá than cốc giảm 0,6%.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu không gỉ: Nhập khẩu thép phế liệu không gỉ của Đài Loan (TQ) trong 3 quý đầu năm 2019 đạt mức cao lịch sử mới trong gần 5 năm. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh, nhập khẩu thép phế liệu không gỉ trong tháng 10/2019 giảm 20% so với tháng 9/2019, song vẫn cao gần 100% so với tháng 10/2018.
Tổng nhập khẩu thép phế liệu không gỉ trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 347.000 tấn, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép CRC: Thống kê từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 9/2019 nước này nhập khẩu 54.000 tấn thép cuộn cán nóng (CRC), giảm 4,8% so với tháng 8/2019 và giảm 28,4% so với tháng 9/2018.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nga chiếm phần lớn đạt 27.000 tấn, giảm 46,71% so với tháng 9/2018, từ Bỉ đạt 8.000 tấn, tăng 373,15% so với tháng 9/2018, từ Romani đạt 6.100 tấn, giảm 11,76% so với tháng 9/2018.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thép CRC đạt 502.000 tấn, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu xuất khẩu từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) của nước này trong tháng 9/2019 đạt 37.000 tấn, giảm 12,5% so với tháng 8/2019 song tăng 2,3% so với tháng 9/2018.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 41,6 triệu USD, giảm so với 47,3 triệu USD tháng 8/2019 và giảm so với 41,7 triệu USD tháng 9/2018.
Trong số đó, hầu hết thép CRC của Mỹ được xuất khẩu sang Mexico đạt 20.000 tấn, giảm so với 27.000 tấn tháng 8/2019 và 20.600 tấn tháng 9/2018, tiếp theo là Canada đạt 17.000 tấn. Xuất khẩu sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.
Thép ống kết cấu: Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thép ống kết cấu của Mỹ trong tháng 9/2019 đạt 31.300 tấn, giảm 12% so với tháng 8/2019 song tăng 23,1% so với tháng 9/2018.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 38,9 triệu USD, giảm so với 40,7 triệu USD tháng 8/2019 song tăng so với 27,8 triệu USD tháng 9/2018.
Trong số đó, hầu hết thép ống kết cấu của Mỹ được nhập khẩu từ Canada đạt 21.500 tấn, tăng so với 20.000 tấn tháng 8/2019 và 15.000 tấn tháng 9/2018, tiếp theo là Mexico đạt 5.700 tấn, Hàn Quốc đạt 1.600 tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters