Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 363,19 điểm hôm 29/6/2020, giảm 2,26% tương đương 8,41 điểm so với chỉ số trước đó hôm 24/6/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 349,82 điểm, giảm 0,01% tương đương 0,03 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 365,72 điểm, tăng 2,66% tương đương 10 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 30/6/2020 thay đổi nhẹ sau khi giảm 3,8% trong phiên trước đó, do lo ngại nhu cầu thép suy giảm bởi hoạt động xây dựng bị chậm lại khi thời tiết xấu và virus corona bùng phát.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 750 CNY (106,14 USD)/tấn. Tính chung cả tháng, giá quặng sắt giảm 0,3%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc ở mức 101 USD/tấn, giảm 2,9% so với 104 USD/tấn hôm 2/6/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Mùa hè Trung Quốc thường là giai đoạn nhu cầu thép chậm lại do mưa lớn và nắng nóng cản trở việc xây dựng. Trung Quốc – nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới – dự báo sẽ có một số cơn bão tại các tỉnh ven biển phía đông trong tuần này.
Nhu cầu các sản phẩm thép hiện tại suy yếu, tiêu thụ giảm và là mùa thấp điểm có tác động tương đối lớn đối với thị trường, Huatai Futures cho biết.
Xuất khẩu quặng sắt từ Brazil – thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho Trung Quốc – có thể tăng trong những tháng tới sau khi nối lại hoạt động khai thác tại quốc gia Nam Mỹ này. Tuy nhiên, nguồn cung quặng sắt đối mặt rủi ro khi xuất khẩu của Australia có thể giảm do hoạt động bảo dưỡng trong tháng 7/2020.
Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất thép vào Trung Quốc trong tháng 6/2020 đạt 83,24 triệu tấn, so với 93,15 triệu tấn tháng trước đó, Refinitiv cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,3% lên 3.579 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 3.597 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,1% xuống 13.115 CNY/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá các nguyên liệu sản xuất thép diễn biến trái chiều, với than luyện cốc tăng 0,1% lên 1.179 CNY/tấn trong khi giá than cốc giảm 0,9% xuống 1.892 CNY/tấn.
Hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 6/2020, khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục sau khi chính phủ dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt và thúc đẩy đầu tư, song các đơn hàng xuất khẩu vẫn yếu khi khủng hoảng virus corona toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu.
Các thông tin khác:
Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 27/6/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,24 triệu tấn, tăng 1,3% so với tuần trước đó trong khi giảm 33,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 55,4%, tăng 0,8% so với tuần trước đó song giảm 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến tuần kết thúc ngày 27/6/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 39,17 triệu tấn, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 67%, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phôi thép: Theo thống kê, nhập khẩu phôi thép của Thái Lan trong tháng 5/2020 đạt 62.000 tấn, giảm mạnh 45,4% so với tháng 5/2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, con số này đạt 554.000 tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, nhập khẩu phôi thép của Thái Lan chủ yếu từ Oman song thực tế từ Iran đạt 196.000 tấn trong 5 tháng đầu năm 2020, tiếp theo là Ấn Độ đạt 159.000 tấn.
Thép: Thống kê từ Nhật Bản, tổng xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5/2020 giảm lần đầu tiên trong 5 tháng.
Trong số đó, xuất khẩu thép từ Nhật Bản sang Đài Loan (TQ) giảm 10% chủ yếu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Tổng cộng, xuất khẩu thép trong tháng 5/2020 từ Nhật Bản đạt 2,5 triệu tấn, giảm gần 18% so với tháng 5/2019.

Nguồn: VITIC/Reuters