Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 31/10/2019 tăng 1,6% từ mức giảm 2 phiên liên tiếp trước đó, do nhu cầu từ lĩnh vực hạ nguồn tăng mạnh.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 621 CNY/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng phiên thứ 3 liên tiếp, tăng 0,9% lên 3.380 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 1,1% lên 3.382 CNY/tấn. Giá thép không gỉ ở mức 15.020 CNY/tấn.
Tiêu thụ sản phẩm thép chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng. Quan chức của Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cho biết, đầu tư và quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy sản lượng thép trong năm 2020.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 1,6% lên 1.239 CNY/tấn, giá than cốc đạt 1.737 CNY/tấn, không thay đổi so với phiên trước đó.
Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc giảm tháng thứ 6 liên tiếp trong tháng 10/2019, cho thấy áp lực đối với các nhà sản xuất khi tăng trưởng kinh tế chạm mức thấp nhất gần 30 năm.
Các nhà lãnh đạo từ Mỹ và Trung Quốc gặp trở ngại mới trong cuộc đấu tranh để chấm dứt cuộc chiến thương mại khi Chile hủy bỏ APEC, nơi hai nước được cho là sẽ gặp nhau.
Các thông tin khác:
Thép không gỉ: Báo cáo cho biết, sản lượng thép cán nóng không gỉ của Nhật Bản trong tháng 6/2019 đạt 216.000 tấn, giảm 13,3% so với tháng 6/2018 và giảm 8% so với tháng 5/2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng công suất thép cán nóng không gỉ đạt 1,35 triệu tấn, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, sản phẩm thép thanh đạt 84.000 tấn, sản phẩm thép tấm đạt 9.000 tấn, thép ống đạt 151.000 tấn, thép tấm đạt 85.000 tấn, thép dải đạt 901.000 tấn.
Thép dây: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép dây của nước này trong tháng 8/2019 đạt 5.000 tấn, tăng 29,3% so với tháng 7/2019 và tăng 20,7% so với tháng 7/2018.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD, tăng khoảng 900.000 USD so với tháng 7/2019 và không thay đổi so với tháng 8/2018.
Trong số đó, hầu hết xuất khẩu sang Canada đạt 3.000 tấn, tăng so với 2.000 tấn tháng 7/2019, và tăng so với 2.600 tấn tháng 8/2018, tiếp theo là Mexico đạt 1.800 tấn, các nước khác đạt 1.000 tấn.
Thép OCTG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thép ống dẫn dầu (OCTG) của nước này trong tháng 9/2019 đạt 132.000 tấn, giảm 21,3% so với tháng 8/2019, và giảm 12% so với tháng 9/2018.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 144 triệu USD, giảm khoảng 179 triệu USD so với tháng 8/2019 và 172 triệu USD so với tháng 9/2018.
Trong số đó, Hàn Quốc nhập khẩu thép OCTG lớn nhất của Mỹ đạt 22.000 tấn, giảm so với 42.000 tấn tháng 8/2019, song tăng 5.000 tấn tháng 9/2018; Argentina đứng thứ hai đạt 21.000 tấn; Đài Loan (TQ) đứng thứ 3 đạt 15.000 tấn, tiếp theo là các nước khác đạt 21.000 tấn.
Thép phế liệu: Theo thông tin thị trường, xuất khẩu thép phế liệu Nhật Bản tăng nhẹ trong mấy tuần gần đây, các hợp đồng được thực hiện chủ yếu bởi Đài Loan (TQ) và Việt Nam.
Bị ảnh hưởng bởi giá thép phế liệu xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 25 USD/tấn, cùng với giá xuất khẩu phế liệu của Mỹ tăng, ngày càng nhiều người mua chọn đặt hàng từ Nhật Bản. Giá thép phế liệu xuất khẩu của Nhật Bản gần đây đã tăng nhẹ khoảng 10 USD/tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters