Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 337,3 điểm hôm 11/12/2019, tăng 0,38% tương đương 1,27 điểm so với chỉ số trước đó hôm 10/12/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 320,17 điểm, giảm 0,13% tương đương 0,42 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 340,54 điểm, tăng 0,47% tương đương 1,59 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt ngày 12/12/2019 giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến sẽ đạt 981 triệu tấn, giảm so với dự báo 988 triệu tấn trong năm nay, Viện Nghiên cứu và Kế hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc cho biết.
Nhu cầu thép Trung Quốc dự kiến trong năm 2020 dự kiến sẽ giảm 0,6% so với năm 2019 xuống 881 triệu tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,9% xuống 646 CNY (91,78 USD)/tấn. Đồng thời trên sàn Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 1,4% xuống 91,53 USD/tấn.
Mối lo ngại gia tăng về nhu cầu quặng sắt tại tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc – nơi bao gồm các thành phố sản xuất thép hàng đầu của nước này – đã ban hành “cảnh báo khói màu cam” có hiệu lực từ ngày thứ sáu (13/12/2019).
Cảnh báo khói màu cam, mức cao thứ 2 sau màu đỏ trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 3 cấp độ của Hà Bắc, các công ty được yêu cầu bao gồm các nhà máy thép sẽ cắt giảm lượng khí thải và một số trường hợp khác phải hạn chế sản lượng, trong bối cảnh điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể khiến môi trường ô nhiễm nặng.
Nhà chiến lược hàng hóa cao cấp Daniel Hynes thuộc ANZ cho biết: “Nhu cầu thép vẫn chậm chạp trong bối cảnh xuất khẩu từ Brazil và Australia tăng, do vậy giá quặng sắt được dự kiến sẽ vẫn chịu áp lực giảm. Trong khi chính sách tài khóa chủ động của Trung Quốc có tác động nhỏ đến chi tiêu cơ sở hạ tầng và lĩnh vực sản xuất vẫn suy yếu”.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên 94,8 USD/tấn trong ngày thứ tư (11/12/2019), cao nhất kể từ ngày 18/9/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giảm, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,9% xuống 1.229,5 CNY/tấn, giá than cốc giảm 1,1% xuống 1.839 CNY/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép giảm 0,3% xuống 3.516 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.746 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 1,5% lên 14.355 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép HDG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 10/2019 nước này xuất khẩu 101.000 tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG), tăng 10,1% so với tháng 9/2019 và 1,8% so với tháng 10/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, so với 104 triệu USD tháng 9/2019 và 112 triệu USD tháng 10/2018.
Trong số đó, Canada là thị trường lớn nhất đạt 57 .000 tấn, so với 58.000 tấn tháng 9/2019 và 60.000 tấn tháng 10/2018. Mexico là điểm đến thứ 2 đạt 43.000 tấn.
Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 10/2019 nước này nhập khẩu 56.000 tấn thanh cốt thép, tăng 17,7% so với tháng 10/2018 song giảm 20,5% so với tháng 9/2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 29 triệu USD so với 36,4 triệu USD tháng 9/2019 và gần 30 triệu USD tháng 10/2018.
Trong số đó, Tây Ban Nha là thị trường cung cấp chủ yếu đạt 25.000 tấn so với 8.000 tấn tháng 9/2019 và 7.000 tấn tháng 10/2018. Các thị trường cung cấp khác bao gồm Mexico đạt 13.000 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 12.000 tấn và Canada đạt 2.000 tấn.
Thép tấm: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép tấm của Đài Loan trong tháng 11/2019 đạt 14.000 tấn, giảm 57% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, các thị trường cung cấp thép tấm chủ yếu cho Đài Loan bao gồm Nhật Bản đạt 7.200 tấn, Hàn Quốc đạt 4.700 tấn và Trung Quốc (đại lục) đạt 1.600 tấn.
Tổng xuất khẩu thép tấm của Đài Loan (TQ) trong tháng 11/2019 đạt 7.700 tấn, giảm 19% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, điểm đến chính của thị trường thép tấm Đài Loan bao gồm Nhật Bản đạt 4.000 tấn và Canada đạt 1.800 tấn.
Thép phế liệu không gỉ: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), tổng nhập khẩu thép phế liệu không gỉ của Đài Loan trong tháng 11/2019 đạt 28.000 tấn, giảm 17% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, thị trường cung cấp lớn nhất là Mỹ đạt 10.000 tấn. Trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng nhập khẩu thép phế liệu không gỉ của Đài Loan đạt 375.000 tấn, và thị trường cung cấp chủ yếu vẫn là Mỹ đạt 132.000 tấn.
Xuất khẩu thép phế liệu không gỉ của Đài Loan trong tháng 11/2019 đạt 7.000 tấn, giảm 22% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, điểm đến lớn nhất là Indonesia đạt 3.000 tấn. Trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng xuất khẩu thép phế liệu không gỉ từ Đài Loan đạt 44.000 tấn và thị trường chủ yếu là Hàn Quốc đạt 13.000 tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters