Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 317,68 điểm hôm 22/10/2019, tăng 0,13% tương đương 0,41 điểm so với chỉ số trước đó hôm 21/10/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 331,27 điểm, giảm 0,46% tương đương 1,54 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 315,11 điểm, tăng 0,25% tương đương 0,78 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thép tại Trung Quốc ngày 23/10/2019 tăng phiên thứ 2 liên tiếp khi nhiều thành phố phía bắc của nước này đưa ra báo động ô nhiễm, hạn chế sản lượng tại các nhà máy thép.
7 thành phố tại tỉnh Sơn Đông và một số tại tỉnh Sơn Tây đã đưa ra cảnh báo màu vàng hoặc cam trong tuần này, do dự kiến ô nhiễm nặng sau nhiều biện pháp tương tự bởi thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn và trung tâm tỉnh Hà Nam.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.327 CNY (469,63 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,7% lên 3.324 CNY/tấn.
Dự trữ thép tại Trung Quốc giảm xuống 10,45 triệu tấn trong tuần đến ngày 17/10/2019, thấp nhất kể từ tuần kết thúc ngày 25/1/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,7% lên 624 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,8% lên 14.970 CNY/tấn.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng, với than luyện cốc trên sàn Đại Liên kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 1,5% lên 1.255 CNY/tấn, và than cốc tăng 1,2% lên 1.764 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thanh cốt thép: Số liệu Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 8/2019 nước này xuất khẩu 15.000 tấn thanh cốt thép, giảm 3,8% so với tháng 7/2019 trong khi tăng 17,8% so với tháng 8/2018.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,9 triệu USD so với 11,6 triệu USD tháng 7/2019 và 10,7 triệu USD tháng 8/2018.
Trong số đó, Canada là điểm đến chủ yếu đạt 10.600 tấn, so với 11.700 tấn tháng 7/2019 và 9.000 tấn tháng 8/2018. Điểm đến thứ 2 là Cộng hòa Dominica với 3.000 tấn.
Thép: Thống kê từ Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel), nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ tăng 1% và các nước còn lại sẽ tăng 2,5% trong năm 2020.
Trong năm 2019, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng chủ yếu từ Trung Quốc, song các nước khác vẫn suy yếu.
Nhu cầu thép Trung Quốc năm 2019 ước tăng 7,8%, trong khi nhu cầu thép các nước khác dự kiến sẽ tăng nhẹ 0,2%.
Bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ giảm trong nửa cuối năm 2019 và 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters