Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 420,55 điểm hôm 28/9/2020, tăng 0,34% tương đương 1,43 điểm so với chỉ số trước đó hôm 25/9/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 376,67 điểm, giảm 0,2% tương đương 0,77 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 428,84 điểm, tăng 0,43% tương đương 1,85 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng sau khi mỏ khai thác Vale cho biết, sẽ ngừng hoạt động tại nhà máy tập trung Brazil, song hoạt động giao dịch suy giảm trước tuần nghỉ lễ diễn ra từ ngày 1-8/10/2020 tại Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,4% lên 780,5 CNY (114,47 USD)/tấn, tăng phiên thứ 2 liên tiếp.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Singapore tăng 1,1% lên 115,75 USD/tấn, tăng phiên thứ 4 liên tiếp.
Việc ngừng hoạt động tại nhà máy tập trung Viga Vale sau lệnh của tòa án sẽ giảm sản lượng quặng sắt thêm 11.000 tấn mỗi ngày.
Nguồn cung gián đoạn có thể hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn, vốn đã giảm từ mức cao nhất 6 năm đạt được hồi đầu tháng này, chiến lược hàng hóa thuộc ING cho biết.
Giá quặng sắt được hỗ trợ từ nhu cầu nước sản xuất thép hảng đầu – Trung Quốc, cụ thể sản phẩm xây dựng, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích tập trung vào cơ sở hạ tầng của chính phủ.
Các nhà phân tích thuộc Navigate Commodities, Singapore dự kiến nhu cầu thép xây dựng Trung Quốc, cụ thể thanh cốt thép sẽ duy trì vững đến tháng 10 và tháng 11/2020.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ có thể suy giảm trong quý 4/2020 do lo ngại về nguồn cung quặng sắt đến Trung Quốc giảm, khi tồn trữ quặng sắt tại các cảng của nước này đạt mức cao nhất 6 tháng, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Nguồn cung quặng sắt từ Australia và Brazil dự kiến sẽ vượt 100 triệu tấn trong tháng này, điều này có thể làm gia tăng hơn nữa tồn trữ tại các cảng, nhà kinh tế Howie Lee thuộc OCBC Bank, Singapore cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,1%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2%, trong khi giá thép không gỉ giảm 0,4%.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1,6% và giá than cốc tăng 2,3%.
Các thông tin khác:
Thép: Trong tháng 6-7/2020, do sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu thép nội địa và quốc tế, cũng như sự chênh lệch đáng kể về giá sản phẩm thép giữa 2 thị trường trên, xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm khi nhập khẩu thép (đặc biệt phôi thép) tăng.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, thị trường Trung Quốc ghi nhận nhập khẩu ròng thép.
Tuy nhiên, thị trường toàn cầu hồi phục dần, nhập khẩu thép Trung Quốc có thể giảm và xuất khẩu có thể tăng ổn định. Dự kiến, Trung Quốc có thể xuất khẩu 55 triệu tấn sản phẩm thép trong năm nay.
Thép dây: Trong tháng 8/2020, Đài Loan (TQ) đã nhập khẩu 4.300 tấn thép dây, giảm 7% so với tháng 7/2020.
Trong số đó, nhập khẩu từ Việt Nam chiếm phần lớn đạt 3.800 tấn, tăng 10% so với tháng 7/2020, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc đạt 170 tấn và 130 tấn.
Về xuất khẩu, Đài Loan đã xuất khẩu 6.800 tấn, tăng 22% so với tháng 7/2020.
Trong số đó, Trung Quốc đạt 3.300 tấn, tăng 64,3% so với tháng 7/2020, Ba Lan đạt 929 tấn và Việt Nam đạt 870 tấn.
Thép CRC: Trong 7 tháng đầu năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 480.000 tấn thép cuộn cán nguội (CRC), tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những người tham gia thị trường cho biết, sự gia tăng này chủ yếu do nhu cầu trong tháng 6/2020 hồi phục và cạnh tranh hạn ngạch nhập khẩu.
Trong số đó, nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 từ Nga và Hàn Quốc tăng đáng kể, đạt 275.000 tấn và 40.000 tấn, tăng 32,15% và 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái theo thứ tự lần lượt.

Nguồn: VITIC/Reuters