Cập nhật lúc 9h30 ngày 27/3:
Theo số liệu tổng hợp từ website worldometers.info cho thấy cả thế giới có 529.277 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 23.969 ca tử vong. Như vậy trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 61.122 ca mắc mới và 2789 ca tử vong.

• Với hơn 82.000 người mắc Covid-19, Mỹ chính thức vượt Trung Quốc

Italia trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, kéo theo tình trạng quá tải cho hệ thống bệnh viện tại quốc gia này.
Nguồn: Tuổi trẻ
Mỹ: Tính đến ngày 26/3, Mỹ ghi nhận 82.404 ca mắc Covid-19, trong khi đó, số liệu của New York Times cho thấy 81.321 người ở Mỹ dương tính với Covid-19.
Riêng ngày 26/3, Mỹ ghi nhận kỷ lục gần 15.500 ca mắc Covid-19 và 182 ca tử vong.
Như vậy, Mỹ chính thức vượt qua Trung Quốc, Italia, trở thành quốc gia có nhiều người mắc viêm phổi cấp Covid-19 nhất. Trung Quốc hiện có 81.285 ca, trong khi Italia có 80.539 ca.
Ý: Hãng tin Reuters cho biết số ca tử vong do COVID-19 ở Ý đã tăng thêm 712 ca trong ngày 26-3, lên tổng cộng 8.215 ca tử vong. Lúc đầu có một số tính toán nhầm khi số ca tử vong ở vùng Piedmont không được tính vào.
Trước đó, số ca tử vong do COVID-19 ở nước này trong ngày 25-3 là 683, trong ngày 24-3 là 743, trong ngày 23-3 là 602, trong ngày 22-3 là 650, trong ngày 21-3 là 793 (số ca tử vong cao nhất trong một ngày kể từ hôm 21-2 khi dịch lan nhanh).
Trong khi đó, tổng số ca nhiễm ở Ý đã tăng từ 74.386 lên 80.589, sau khi ghi nhận 6.203 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, đã có 10.361 ca hồi phục.
Trung Quốc: Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận thêm 5 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 3.292 người, tính tới hết ngày 26/3. Toàn bộ 5 ca tử vong mới này đều ở tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận tại tỉnh này. Cho tới nay, tỉnh Hồ Bắc đã có tổng cộng 67.801 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 3.174 ca tử vong.
Thổ Nhĩ Kỳ: Tại nước này số ca tử vong do COVID-19 đã tăng từ 16 lên 75 ca, còn số ca nhiễm tăng thêm 1.196 ca, lên tổng 3.629 ca. Đến nay, khoảng 40.000 xét nghiệm đã được thực hiện ở nước này.
Pháp:Tính đến tối cùng ngày, Pháp đã ghi nhận 1.696 người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có một thiếu niên 16 tuổi ở vùng thủ đô Ile-de-France. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 được xác nhận lên đến 29.155 người. Trên tổng số 13.904 bệnh nhân phải nhập viện, có 3.375 người trong tình trạng nặng phải chăm sóc đặc biệt. Trong số các bệnh nhân nặng, 34% dưới 60 tuổi, 58% từ 60 đến 80 tuổi. Đến nay, 4.948 người đã được chữa khỏi và xuất viện.
Hàn Quốc: Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết nước này ghi nhận thêm 91 ca nhiễm mới tính đến hết ngày 26-3, giảm so với con số 104 của ngày trước đó.
Iran: Bộ Y tế Iran ngày 26/3 cho biết số trường hợp tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã tăng thêm 157 người trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên 2.234 người, trong khi số người mắc COVID-19 hiện đã là 29.406 trường hợp.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Iran, người phát ngôn Bộ Y tế Iran - ông Kianush Jahanpur cho biết số ca mắc COVID-19 ở nước này đã tăng thêm 2.389 trường hợp chỉ trong một ngày qua, nâng tổng số ca nhiễm virus lên thành 29.406 người. Theo ông Jahanpur, tính đến nay 10.457 bệnh nhân COVID-19 ở Iran đã phục hồi sức khỏe. Ông đồng thời khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà để phòng tránh dịch bệnh lây lan.
Thụy Sỹ: Bộ Y tế nước này ghi nhận đã có thêm 914 người mắc mới bệnh COVID-19 so với ngày hôm qua, đưa tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên 11.811 người. Trong đó, số ca tử vong tăng 38 ca lên con số 191.
Các nước có ca tử vong, ca nhiễm mới
Honduras ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, trong khi số ca nhiễm hiện tại ở nước này là 52. Kenya cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên, còn tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Phi này đã lên 31. Số ca tử vong do COVID-19 ở Ireland tăng thêm 10 ca, lên 19 ca tử vong. Venezuela cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam
Thông tin từ Bộ Y tế hết ngày 26/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 153 trường hợp.
-Tử vong: 0
-Số trường hợp mắc: 153
Hai trong số 5 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 21-23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ba bệnh nhân còn lại bị lây từ các bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Hai trong số 5 bệnh nhân này là những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 21-23/3/2020, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Ba bệnh nhân còn lại bị lây từ các bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân số 149 (nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội). Bệnh nhân là lao động tự do tại bang Hessen - Cộng hòa Liên bang Đức. Ngày 23/3/2020, người này đến Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN36, số ghế 55C (cùng với mẹ, 68 tuổi, ngồi ghế 55A); lúc nhập cảnh không có biểu hiện sốt, không ho, không viêm phổi. Tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân ở cùng phòng với 2 người khác cũng đi trên chuyến bay này. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh ngày 25/3 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2, 207 hành khách còn lại âm tính. Bệnh nhân cùng mẹ và 2 người ở cùng phòng đã được chuyển đến Bệnh viện số 2 thành phố Hạ Long để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Đến 19h ngày 26-3, đã có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó 3 người dự kiến xuất viện trong ngày 27-3.
Đến 19h ngày 26-3, đã có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó có 27 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1; 2 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 4 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3; 4 bệnh nhân đã âm tính 4 lần là bệnh nhân thứ 29, 45, 53 và 66.
Trong số các bệnh nhân này có 3 trường hợp bình phục, dự kiến trong ngày mai 27-3 sẽ được chuyển cơ sở y tế khác để theo dõi sức khỏe là bệnh nhân thứ 45, 53 và 66.
Ba bệnh nhân mắc Covid-19 ở Đà Nẵng gồm 2 du khách Anh và nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh đã được điều trị khỏi bệnh, sẽ xuất viện vào sáng nay (27/3).
TS.BS. Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, 3 bệnh nhân mắc Covid-19 gồm 2 du khách người Anh và nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh sẽ xuất viện vào nay 27/3.
“Hiện sức khỏe của 3 bệnh nhân đã ổn định, có 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, không còn các triệu chứng lâm sàng liên quan đến Covid-19”, TS.BS Lê Đức Nhân nói.
Sau khi ra viện, 3 bệnh nhân tiếp tục được cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
Thư ngỏ của Bộ trưởng Bộ Công Thương kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Sars-CoV-2
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Thư ngỏ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Sars-CoV-2. (Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 8261/KH-BCT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”).Trong Thư ngỏ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá sự bùng phát của dịch bệnh trong vài tháng vừa qua không chỉ có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, người tiêu dùng, sự ổn định của toàn xã hội mà còn có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, thậm chí là sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công Thương
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chung tay thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020, cụ thể như sau:
1. Chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 8261/KH-BCT, trong đó hạn chế các hoạt động có thể dẫn đến tập trung đông người mà tập trung thực hiện các hoạt động tuyên truyền trực tuyến, trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu.
2. Xây dựng và áp dụng triệt để, thường xuyên, liên tục các biện pháp theo khuyến cáo của các cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm an toàn vệ sinh, an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, khách hàng, người tiêu dùng tại trụ sở, địa điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Xây dựng và áp dụng các công cụ hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh tiêu dùng an toàn, từng bước khôi phục lại các hoạt động như trước khi bùng phát dịch bệnh. Biến “nguy” thành “cơ”, biến thách thức thành cơ hội, lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
4. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hành vi như quảng cáo gian dối, cung cấp hàng hóa không bảo đảm về chất lượng, bán giá cao bất hợp lý, trục lợi, ép buộc người tiêu dùng.
Trong Thư ngỏ, Bộ Công Thương cam kết sẽ hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng cam kết sẽ tiếp tục chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thiết thực, cụ thể để đồng hành cùng các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các doanh nghiệp trong ngành Công Thương theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 cũng như các Chỉ thị, Quyết định đã được Bộ Công Thương ban hành trong thời gian vừa qua.
Về công tác bình ổn cung cầu trong nước, ngay từ thời điểm sau Tết Nguyên đán, khi dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và dịch bệnh Covid-19 đang phát sinh, diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, để góp phần bình ổn nguồn cung và giá thịt lợn tại thị trường trong nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động tổ chức làm việc, trao đổi với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại để cung cấp thông tin và kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam nhằm tổ chức hoạt động kết nối giao thương một cách thành công, hiệu quả.; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cục Thú y trong hoạt động nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung thịt lợn, đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế và diễn biến cung cầu trong nước tùy từng thời điểm.
Ngoài ra, Cục cũng thường xuyên trao đổi, làm việc với các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường tại khu vực biên giới thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, mua bán trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn qua biên giới trên địa bàn; theo dõi sát diễn biến hoạt động thương mại và trao đổi cư dân biên giới đối với hàng hóa nông, thủy sản nói riêng cũng như đối với lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn để phối hợp với cơ quan chức năng (Hải quan, Biên phòng, Thú y...) trên địa bàn chủ động ứng phó với hiện tượng vận chuyển, mua bán trái phép, chống đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn đến tình hình thị trường trong nước cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Bộ Công Thương hiện đang tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả, nguồn cung, sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thịt lợn đông lạnh thay cho thịt “nóng” nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin và gây bất ổn thị trường; đồng thời, cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức nhiều đoàn làm việc với một số địa phương trọng điểm nhằm bàn các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản, trong đó chú trọng đến mặt hàng thịt lợn.
Vừa qua, ngay sau khi nhận được thông tin dịch bệnh Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam, đặc biệt là có dấu hiệu lan nhanh tại thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các doanh nghiệp phân phối như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích... trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thịt lợn; đồng thời có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng trên cả nước để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có nhu cầu. Việc các doanh nghiệp cùng chung tay với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác cân đối nguồn cung thịt lợn trong thời điểm hiện nay sẽ góp phần không nhỏ để khơi thông chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hóa nói chung và thịt lợn nói riêng để tránh tình trạng “găm hàng, tăng giá”, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng./,

Nguồn: VITIC Tổng hợp