Các nhà phân tích cho biết nhu cầu trong và ngoài nước đang giảm buộc một số công ty Trung Quốc giảm giá để có được đơn hàng mới hay cắt giảm sản lượng để giảm chi phí, đang phá vỡ lợi nhuận vốn đã yếu và tiếp tục xói mòn niềm tin kinh doanh.
Giá giảm được thúc đẩy chủ yếu bởi giá nguyên liệu thô, đặc biệt đối với năng lượng và kim loại.
Chỉ số giá sản xuất PPI của Trung Quốc đã giảm 0,8% trong tháng 8/2019 so với tháng 8/2018, tăng từ mức sụt giảm 0,3% trong tháng 7/2019 và sụt giảm tồi tệ nhất so với năm trước kể từ tháng 8/2016, theo số liệu của Tổng cục thống kê quốc gia.
Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự kiến chỉ số này giảm 0,9%, giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Capital Economics cho biết trong một lưu ý cho khách hàng “với áp lực giá từ phía nhu cầu ngày càng giảm, chúng tôi nghĩ rằng việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa đang diễn ra”.
Ngân hàng trung ương trong ngày 6/9/2019 đã cắt giảm dự trữ bắt buộc lần thứ 7 kể từ đầu năm 2018, và các nhà phân tích dự kiến ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt trong tuần tới để giảm chi phí vay mượn cho các doanh nghiệp.
Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc Yi Gang cho biết hồi cuối tháng 7/2019 rằng lãi suất là phù hợp và việc cắt giảm lãi suất sẽ đối phó chủ yếu với nguy cơ giảm phát. Nhưng ông cho biết ở thời điểm đó rằng giá thay đổi vẫn vừa phải.
Giá lương thực tăng vọt và lạm phát tiêu dùng tăng cao sẽ không là rào cản với việc nới lỏng chính sách.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 2,8% so với một năm trước, không đổi so với tháng 7/2019 và đánh bại dự đoán 2,6% của giới phân tích, tuy nhiên vẫn dưới mục tiêu hàng năm 3% của Trung Quốc.
Ngân hàng ANZ cho biết “mặc dù CPI cao, chúng tôi dự kiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC cắt giảm lãi suất trong quý 4/2019”. “Chỉ số giá sản xuất PPI đang sụt giảm của Trung Quốc mang thêm sức ép cho các nhà hoạch định chính sách trong quyết định chính sách tiền tệ của họ”.
Chỉ số giá lương thực tăng 10% trong năm so với tăng 9,1% trong tháng 7/2019 và cao nhất kể từ tháng 1/2012. Giá lợn tăng 46,7% sau khi tăng 27% trong tháng 7/2019, do bệnh dịch tả Châu Phi.
Hầu hết các nhà phân tích nhận định giá lợn tiếp tục tăng do nguồn cung giảm mạnh, lan sang giá của các mặt hàng thực phẩm khác.
Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng lõi (ngoại trừ thực phẩm và nhiên liệu) vẫn thấp, tăng lên 1,5% sau khi tăng 1,3% trong tháng trước.
Goldman Sachs cho biết “chúng tôi không nghĩ lạm phát tăng sẽ khiến PBOC nâng lãi suất, dựa vào lạm phát lõi vẫn thấp, mặc dù có thể đặt ra một số giới hạn về tỷ lệ sụt giảm quá nhiều”.
Giá sản xuất suy yếu cũng được thấy gần đây trong các nền kinh tế chủ chốt khác gồm Mỹ, Canada và khu vực eurozone, nâng lo ngại về nhu cầu toàn cầu khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung lật ngược chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành dầu và khí đốt Trung Quốc thấy áp lực giảm phát lớn nhất trong tháng 8/2019, giá giảm 9,1% trong năm. Ngành xử lý dầu, than và các nhiên liệu khác giá giảm 5,9%.
Nhu cầu đối với nguyên liệu xây dựng giảm trong tháng 8/2019 và hoạt động sản xuất giảm mạnh hơn dự kiến, trong khi chính quyền trung ương vẫn miễn cưỡng nới lỏng kiềm chế lĩnh vực bất động sản, một động lực tăng trưởng chính, do họ cố gắng kiểm soát việc tăng giá nhà.
Nhập khẩu đồng chưa gia công, nguyên liệu nền tảng khác trong xây dựng và một đánh giá quan trọng của nhu cầu cũng giảm trong tháng 8/2019.
Các nhà phân tích dự kiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ thiệt hại hơn nữa trong những tháng tới, khi Mỹ tăng tiếp thuế quan có hiệu lực vào ngày 1/10 và 15/12/2019.
Cả hai bên đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao trong đầu tháng 10/2019, nhưng giới phân tích vẫn nghi ngờ rằng một thỏa thuận thương mại có thể đạt được trong vài quý tới.
Các nhà phân tích cho biết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể tiếp tục nguội lạnh trong quý này từ mức thấp nhất trong gần 30 năm tại 6,2% trong quý 2/2019, và có thể thử mức thấp nhất trong mục tiêu 6 - 6,5% của chính phủ cho năm 2019. Số liệu cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 8/2019 đều giảm.
Với cuộc chiến tranh thương mại dự kiến kéo dài hơn và tốn kém hơn, ngày càng nhiều các nhà phân tích giảm triển vọng của Trung Quốc trong vài tuần qua. Fitch Ratings mới nhất đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 xuống 5,7% từ 6,0%.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet