IMF cho biết những nguy cơ theo chiều giảm là đáng kể và hiện nay họ dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,2% trong năm 2019 và 3,5% trong năm 2020, giảm 0,1 điểm phần trăm cho cả hai năm so với dự báo hồi tháng 4/2019 và giảm lần thứ 4 kể từ tháng 10/2018.
Số liệu kinh tế từ đầu năm tới nay và lạm phát yếu chỉ ra hoạt động yếu hơn dự kiến, với căng thẳng thương mại và công nghệ đồng thời một loạt áp lực chống lạm phát gây rủi ro trong tương lai.
IMF giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 0,9 điểm phần trăm xuống 2,5% trong năm 2019. Thương mại nên phục hồi và tăng 3,7% trong năm 2020 giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Tăng trưởng thương mại đã giảm xuống khoảng 0,5% trong quý 1/2019, tốc độ thấp nhất kể từ năm 2012, với sự chậm lại chủ yếu đang ảnh hưởng tới các quốc gia Châu Á mới nổi.
Theo ước tính của Cục phân tích chính sách kinh tế Hà Lan (CPB) thương mại toàn cầu giảm 2,3% từ tháng 10/2018 tới tháng 4/2019, giảm mạnh nhất trong 6 tháng kể từ năm 2009, khi thế giới ở giữa cuộc đại suy thoái.
Nhà kinh tế trưởng của IMF, Gita Gopinath cho biết tại một cuộc họp báo ở Santiago, Chile, kinh tế toàn cầu ở một ngã ba mong manh và các quốc gia nên kiềm chế áp thuế để giải quyết mất cân bằng thương mại song phương hay để giải quyết những bất đồng quốc tế.
Những rủi ro đáng kể khác gồm sự suy giảm bất ngờ tại Trung Quốc, thiếu sự phục hồi trong khu vực đồng euro, không có thỏa thuận Brexit hay căng thẳng địa chính trị leo thang.
IMF cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ - Trung Quốc, thuế ô tô của Mỹ và không có thỏa thuận Brexit có thể làm xói mòn miền tin, suy yếu đầu tư, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chậm nghiêm trọng tăng trưởng toàn cầu dưới mức cơ sở.
Gian Maria Milesi-Ferretti, phó giám đốc bộ phận nghiên cứu của IMF trả lời rằng một động thái áp thuế với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc sẽ rất tốn kém cho cả hai nước, cũng như ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng khắp Châu Á. Mỹ có thể bù cho tác động chi phí tăng bằng cách trở lại các nguồn thay thế để thiết lập nhập khẩu hạn chế.
Triển vọng thương mại yếu đang tạo ra tác động xấu cho đầu tư, và tâm lý kinh doanh là bi quan đặc biệt về các đơn hàng mới, mặc dù tâm lý trong lĩnh vực dịch vụ đã chứng minh khả năng phục hồi, thúc đẩy việc làm và tâm lý người tiêu dùng.
Những rủi ro khác, gồm căng thẳng tại Vịnh Ba tư tăng lên trong những tháng gần đây và xung đột dân sự ở nhiều quốc gia làm dấy lên nỗi ám ảnh về chi phí nhân đạo, chuỗi di cư ... và tăng biến động trong các thị trường hàng hóa.
IMF cho biết tăng trưởng là tốt hơn so với dự kiến tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ và các yếu tố một lần điều tiết tăng trưởng trong khu vực đồng euro đang mờ dần như dự đoán.
IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 2,6% trong năm 2019, nhưng để dự báo tăng trưởng năm 2020 không đổi tại 1,9%. Họ nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực đồng euro lên 1,6% trong năm 2020 và để triển vọng tăng trưởng năm 2019 không đổi tại 1,3%.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet