Saudi Arabia đã hoàn toàn khôi phục sản lượng dầu mỏ
Bộ trưởng Năng lượng kiêm Thái tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết nước này đã hoàn toàn khôi phục sản lượng dầu mỏ sau các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở lọc dầu.
EU khởi động đánh thuế carbon đáp trả các mức thuế mới của Mỹ
Uỷ viên phụ trách vấn đề kinh tế và thuế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni ngày 3/10 cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhanh chóng khởi động việc đánh thuế các công ty nước ngoài gây ô nhiễm, trong một động thái được dự báo là sẽ tác động tới các công ty. Theo ông, thuế là biện pháp để bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các đối thủ cạnh tranh ở các nước khác, nơi các cơ chế bảo vệ môi trường không được thực thi nghiêm ngặt. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, một thỏa thuận toàn cầu nhằm giảm khí thải carbon.
Thủ tướng B. Johnson: Anh và EU tiến gần hơn tới giải pháp Brexit
Thủ tướng Johnson cho biết Anh và EU đang tiến gần hơn tới giải pháp và kết quả này có được là nhờ việc các thành viên còn lại của khối công nhận sự cần thiết giải quyết vấn đề Brexit.
Kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025
Theo báo cáo mới nhất vừa được Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo báo cáo trên, để đạt được mục tiêu đó, kinh tế số của Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 200% trong 5 năm tới từ mức ước tính 100 tỷ USD trong năm nay.
EU khởi động đánh thuế carbon đáp trả các mức thuế mới của Mỹ
Uỷ viên phụ trách vấn đề kinh tế và thuế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni ngày 3/10 cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhanh chóng khởi động việc đánh thuế các công ty nước ngoài gây ô nhiễm, trong một động thái được dự báo là sẽ tác động tới các công ty của Mỹ và làm gia tăng tranh cãi thương mại giữa Mỹ với EU.
Kinh tế Anh có nhiều dầu hiệu tiến gần tới suy thoái
Nền kinh tế Anh dường như đang gần đến bên bờ vực suy thoái, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn thương mại khi thời điểm Brexit không thỏa thuận đang đến rất gần.
Theo kết quả một cuộc thăm dò công bố ngày 3/10, lĩnh vực dịch vụ chủ chốt của nền kinh tế "xứ sở sương mù" trong tháng 9 đã sụt giảm mạnh hơn mọi dự báo. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 9, do IHS Markit/CIPS công bố, đã giảm mạnh hơn dự báo của bất cứ chuyên gia kinh tế nào, xuống 49.5 - mức thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Ngành sản xuất ô tô toàn cầu có thể bị thua lỗ tới 765 tỷ USD
Trung tâm nghiên cứu ô tô (CAR) thuộc Đại học Duisburg Essen (Đức) ngày 2/10 cho biết ngành sản xuất ô tô toàn cầu có thể sẽ bị thua lỗ tới 700 tỷ euro (765 tỷ USD) trong 7 năm từ năm 2018 đến 2024 do những căng thẳng thương mại liên quan tới Mỹ.
Theo Giám đốc CAR Ferdinand Dudenhoeffer, căng thẳng thương mại do Mỹ khởi xướng là một trong những nguyên nhân chính khiến doanh thu của ngành sản xuất ô tô bị sụt giảm, theo đó trong thời gian trên, các chính sách thương mại của Mỹ có thể làm giảm doanh thu từ việc bán ra hơn 35 triệu ô tô trên thế giới, dẫn tới mức thua lỗ nói trên.
“Cơn khát thuế quan” của Tổng thống Mỹ lan đến châu Âu
Các cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xướng đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới, trong đó có kinh tế châu Âu.
The Economist, Reuters (Washington 3/10): Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 2/10 đã chấp thuận để Mỹ đánh thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 7,5 tỷ USD từ Liên minh châu Âu (EU), liên quan đến chính sách trợ cấp trái phép mà Brussels dành cho Airbus.
Nhật Bản: Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng tháng thứ 36 liên tiếp
Trong tháng 9/2019, lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản đã tăng trưởng tháng thứ 36 liên tiếp, nhưng với tốc độ chậm hơn so với tháng 8/2018.
Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa vững mạnh tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế Nhật Bản trước khi chương trình tăng thuế tiêu dùng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 10/2019. Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của Ngân hàng Jibun (Nhật Bản) đã giảm xuống 52,8 trong tháng 9 so với 53,3 trong tháng 8.
Mỹ thông báo thời điểm áp thuế đáp trả EU trợ giá Airbus
Từ ngày 8/10 tới, Mỹ sẽ chính thức áp đặt thuế trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) với khối hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lightizer cho biết Mỹ sẽ đánh thuế 10% với máy bay của EU và 25% với các mặt hàng khác, bao gồm một số hàng nông sản và công nghiệp. Các quốc gia hỗ trợ Airbus như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh sẽ chịu tác động chính từ các biện pháp này.
Hàn Quốc khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2019
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết, Hàn Quốc khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay, do xuất khẩu tăng chậm lại.
Các ngân hàng “quay lưng” với ngành khai thác dầu đá phiến

Các ngân hàng “quay lưng” với ngành khai thác dầu đá phiến 130 ngân hàng quốc tế có tài sản trị giá hơn 47.000 tỷ USD – tương đương với 1/3 ngành tài chính toàn cầu - đang chuyển sang thực hiện các nguyên tắc hoạt động mới, tuân thủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015.
WTO cho phép Mỹ đánh thuế với 7,5 tỷ USD hàng hóa của EU
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 2/10 đã chấp thuận cho Mỹ đánh thuế đối với lượng hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 7,5 tỷ USD liên quan đến chính sách trợ cấp trái phép mà Brussels dành cho Airbus.
Tòa án trọng tài của WTO ra phán quyết Mỹ đã chịu thiệt hại tương đương gần 7,5 tỷ USD/năm từ các khoản cho vay ưu đãi của Chính phủ các nước châu Âu dành cho các máy bay A350 và A380 của Airbus. Trước đó, Washington đã yêu cầu được phép đánh thuế lên đến 100% đối với lượng hàng hóa của châu Âu có giá trị 11,2 tỷ USD.
Đức có khả năng đối phó với khủng hoảng kinh tế
Ngày 2/10 Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz khẳng định nền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng đối phó với khủng hoảng kinh tế nếu kịch bản này xảy ra. Tuy nhiên, ông Scholz dự báo sẽ không xảy ra một đợt suy thoái tồi tệ giống như giai đoạn 2008-2009.
Khối Đông Phi muốn phát triển hiệp ước thuế để thúc đẩy hội nhập
Theo Ủy viên Cộng đồng kinh tế Đông Phi (EAC) Doris Akol cho biết khu vực này có kế hoạch phát triển hiệp ước về thuế để thúc đẩy hội nhập.
Ecuador sẽ rút khỏi OPEC từ 1/1/2020
Ngày 1/10, Bộ Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo Ecuador thông báo quyết định của chính phủ nước này về việc rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) kể từ ngày 1/1/2020.
Chính phủ Ecuador cho biết, quyết định trên được đưa ra trên cơ sở các vấn đề và thách thức nội bộ mà đất nước đang phải đối mặt liên quan tới sự ổn định ngân sách.
Ngành sản xuất tại Mỹ lao dốc
Theo khảo sát do Viện quản lý nguồn cung của Mỹ (ISM) thực hiện, ngành sản xuất Mỹ tiếp tục giảm tốc trong tháng 9 và xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Khảo sát của cơ quan cho thấy chỉ số sản xuất tháng 9 đã giảm xuống mức 47,8%, giảm mạnh từ mức 49,1% so với tháng trước đó. Chỉ số sản xuất ở dưới ngưỡng 50 là dấu hiệu của sự sụt giảm.
"Sóng ngầm" thương mại Pháp - Mỹ
Căng thẳng thương mại Pháp - Mỹ tạm thời chấm dứt nhưng các nhà phân tích thị trường vẫn giữ mối hoài nghi về mối nguy cơ tiếp tục treo lơ lửng trên các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Pháp.
S&P Global: Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm còn 1,7% vào năm 2020
Theo dự báo của S&P Global Ratings, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới là Mỹ sẽ giảm xuống còn 1,7% trong năm 2020.
Các nhà kinh tế của công ty này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống 2,3% trong năm nay, thấp hơn mức kỳ vọng 2,5%, đồng thời cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một trong những nguyên nhân chính.
Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng lên 10%
Ngày 1/10, thuế tiêu dùng ở Nhật Bản đã được tăng từ mức 8% hiện nay lên 10% trong bối cảnh Chính phủ nước này đang phải vật lộn để trang trải chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to do số lượng người già tăng.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng trong 4 năm qua sau hai lần trì hoãn. Đợt tăng thuế gần đây nhất ở Nhật Bản là vào tháng 4/2014 khi thuế tiêu dùng được tăng từ 5% lên 8% với mục đích tăng thu ngân sách để giảm tỷ lệ nợ công.
Tác động từ cuộc chiến thương mại đối với kinh tế Mỹ
Theo dự báo của S&P Global Ratings, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới sẽ giảm xuống còn 1,7% trong năm 2020.
Các nhà kinh tế của công ty này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống 2,3% trong năm nay, thấp hơn mức kỳ vọng 2,5%, đồng thời cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một trong những nguyên nhân chính.
Những ưu tiên của Singapore trong chính sách tiền tệ
Tháng trước, Chính phủ Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay từ 1,5%-2,5% xuống còn 0%-1%.
Giữa lúc Singapore tiếp tục ghi nhận các số liệu kém khả quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại, với lạm phát ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng nước này sẽ áp dụng biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
S&P đánh giá tích cực về kinh tế Trung Quốc
S&P nhận định kinh tế Trung Quốc có thể đối mặt với những bất ổn gia tăng do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế và giảm rủi ro tài chính.
Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P ngày 30/9 xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc ở mức "A+/A-1", với đánh giá nước này sẽ giữ tăng trưởng GDP trên trung bình và cải thiện hoạt động tài chính trong vòng 3 đến 4 năm tới.
Nguồn: VITIC tổng hợp