Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ đà phát triển với mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới 8 tháng và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (Số dự án cấp mới 8 tháng các năm 2015-2019 lần lượt là: 1.219 dự án; 1.619 dự án; 1.624 dự án; 1.918 dự án, 2.406 dự án. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các năm 2015-2019 lần lượt là: 9 tỷ USD; 9,8 tỷ USD; 10,3 tỷ USD; 11,3 tỷ USD; 12 tỷ USD).
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Tám ước tính đạt 31,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương 4,1 nghìn tỷ đồng, giảm 26,9%; vốn địa phương 27,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 189,2 nghìn tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 51,8% và tăng 10,4%), gồm có:
- Vốn Trung ương quản lý đạt 23,5 nghìn tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm và giảm 29,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 4.649 tỷ đồng, bằng 52,8% và giảm 57,5%; Bộ Y tế 2.092 tỷ đồng, bằng 39,5% và tăng 33,7%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.606 tỷ đồng, bằng 47,9% và giảm 55,8%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 586 tỷ đồng, bằng 39,7% và tăng 2,7%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 526 tỷ đồng, bằng 40,2% và giảm 25,1%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 353 tỷ đồng, bằng 47,4% và giảm 2,1%; Bộ Khoa học và Công nghệ 170 tỷ đồng, bằng 53,2% và tăng 39,2%; Bộ Công Thương 125 tỷ đồng, bằng 51,1% và tăng 3,6%; Bộ Xây dựng 111 tỷ đồng, bằng 44,2% và giảm 24,3%; Bộ Thông tin và Truyền thông 72 tỷ đồng, bằng 45,6% và tăng 7%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 165,7 nghìn tỷ đồng, bằng 53,8% kế hoạch năm và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 111,5 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% và tăng 8,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 45,6 nghìn tỷ đồng, bằng 58,3% và tăng 18,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, bằng 65,4% và tăng 16,3%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2019 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 25,9 nghìn tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch năm và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 12,3 nghìn tỷ đồng, bằng 33,4% và giảm 2,6%; Quảng Ninh 5.968 tỷ đồng, bằng 51,6% và tăng 10,1%; Hải Phòng 5.246 tỷ đồng, bằng 57,9% và giảm 0,1%; Thanh Hóa 4.896 tỷ đồng, bằng 62,7% và tăng 22,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu 4.269 tỷ đồng, bằng 64,7% và tăng 9,8%; Bình Dương 4.255 tỷ đồng, bằng 52% và tăng 2,6%; Quảng Nam 4.139 tỷ đồng, bằng 55,7% và tăng 24,9%; Đồng Nai 4.019 tỷ đồng, bằng 60,1% và tăng 14,8%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 8 tháng đạt 10.348,3 triệu USD, chiếm 78,9% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 729 triệu USD, chiếm 5,6%; các ngành còn lại đạt 2.040,5 triệu USD, chiếm 15,5%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.392 triệu USD, chiếm 56,7% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.582,8 triệu USD, chiếm 16,6%; các ngành còn lại đạt 2.535,2 triệu USD, chiếm 26,7%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.721,4 triệu USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1.184,5 triệu USD, chiếm 13%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 1.109,6 triệu USD, chiếm 12,2%; Xin-ga-po 1.034,4 triệu USD, chiếm 11,3%; Thái Lan 438,3 triệu USD, chiếm 4,8%; Đài Loan 374,1 triệu USD, chiếm 4,1%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 341,4 triệu USD, chiếm 3,7%.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 72 triệu USD, chiếm 16,4%[11]. Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu với 178,9 triệu USD[12], chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13,6%; Hoa Kỳ 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%; Cam-pu-chia 38,5 triệu USD, chiếm 8,8%; Xin-ga-po 35,6 triệu USD, chiếm 8,1%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/10 – 20/8/2019

Nguồn: VITIC/Tổng cục Thống kê

Nguồn: Vinanet