Tuy nhiên, báo cáo trên cũng lưu ý rằng dù đạt được thành công gần đây trong việc giảm nghèo nhưng những thành quả này của Ấn Độ vẫn còn bấp bênh. Báo cáo còn liệt kê những rủi ro “làm sụt giảm tăng trưởng đáng kể” của Ấn Độ trong ngắn hạn như tình trạng bất ổn định của môi trường toàn cầu, biến động về giá hàng hóa, việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc có thể làm trì hoãn sự phục hồi nhu cầu từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ Ấn Độ đặt ra các mục tiêu tham vọng nhằm tăng nguồn thu nhưng nếu những mục tiêu này không đáp ứng được thì có nguy cơ chi tiêu xã hội có thể bị cắt giảm để đáp ứng các mục tiêu tài khóa hoặc có thể làm cho các mục tiêu tài khóa không đạt được, từ đó làm giảm mức độ tin cậy của chính sách tài chính. 

Cùng ngày, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) đã quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 6,25%, mức thấp nhất trong 6 năm qua. Đây là động thái đầu tiên của Ban chính sách tiền tệ (MPC) sau khi Thống đốc Urjit Patel nhậm chức hồi đầu tháng Chín vừa qua.

Việc cắt giảm lãi suất trên đã được dự báo kể từ khi tỷ lệ lạm phát của nước này giảm mạnh, từ mức 6,07% trong tháng Bảy xuống 5,05% trong tháng Tám vừa qua. Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu đến quý IV của tài khóa 2016-2017, lạm phát đạt 5% nhằm hỗ trợ tăng trưởng. RBI cũng cho biết Chính phủ đã thông báo các biện pháp giúp kiểm soát giá lương thực tăng cao trong những tháng tới.

Nguồn: Huy Bình/bnews.vn