Đánh giá khái quát về nền kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu sáng nay, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết cách đây 5 năm, vào năm 2011 nền kinh tế thế giới biến động rất lớn, nhiều vấn đề khu vực đã ảnh hưởng đến VN. Cộng với cơ cấu kinh tế VN không phù hợp, nên đầu năm 2011, tình hình kinh tế và lạm phát  Việt Nam tăng rất cao.

Hết năm 2010, lạm phát VN tăng tới 11,75%, khi đó chính phủ phải ra Nghị quyết 11 vào ngày 24/2/2011  đặc biệt điều chỉnh cơ bản mục tiêu định hướng phát triển 5 năm tới, thay vì phát triển nhanh thì tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, quan tâm an sinh xã hội.

Mục tiêu đặt ra là trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Việt Nam cố gắng đưa lạm phát về mức kiểm soát được và ổn định kinh tế vĩ mô để từ đó 2014-2015 phát triển. Đây là bài toán khó, nhưng đến nay những mục tiêu đó đều đã thực hiện được, đến năm 2012 lạm phát 18,3% (đỉnh cao), lạm phát cùng kỳ lên tới 22,4%, cao thứ nhì sau Venezuela. Tuy nhiên đến 2013 lạm phát đã được kiểm soát, đạt 5-6% và cho đến nay, lạm phát VN rất thấp, tất nhiên do nhiều yếu tố. Sau 9 tháng lạm phát chỉ 0,4%, chúng tôi dự báo lạm phát năm nay không quá 1,5%-2%.

Điều quan trọng đến nay, môi trường vĩ mô ổn định, GDP mục tiêu năm nay là 6,2% thì 9 tháng tăng trường GDP Việt Nam đạt 6,5%, dự báo cả năm 215 đạt ít nhất 6,53%. Nếu không có gì đặc biệt, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay chắc chắn vượt 6,53%. Có thể kết luận mục tiêu VN đặt ra hoàn toàn đạt được.  Năm 2016, chúng tôi trình Quốc hội mức tăng trưởng 2016 dự kiến 6,7%.

Trong năm 2015 là năm VN phải hoàn thành nhiệm kỳ rất khó khăn nhưng thể hiện năng lực của Chính phủ đã ứng phó tốt với các vấn đề thế giới. Các vấn đè Nga-Ukraina, nợ công châu Âu, giá dầu từ cuối 2014 giảm rất mạnh, dự toán ngân sách VIệt Nam là 110 USD bây giờ bán chưa tới 50USD, nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo thu ngân sách và có các giải pháp ứng phó với giảm giá dầu..

Vừa qua, tăng trưởng TQ giảm xuống 7%, đồng nhân dân tệ phá giá nhưng VN có giải pháp biến bất lợi thành có lợi cho kinh tế VN, VN sẽ ứng phó được để thu ngân sách và tăng trưởng, xuất nhập khẩu không bị tác động tiêu cực quá nhiều, thậm chí có thể lợi dụng được vấn đề này, 2016 kinh tế Việt Nam có đủ nền tảng để phát triển tốt hơn.

Theo Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh, trước đây Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân sách để đầu tư, chưa mở cửa cho tư nhân tham gia vào đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 15 đối tác công ty PPP kêu gọi NĐT nước ngoài và NĐT tư nhân trong nước tham gia vào cơ cấu hạ tầng, chuyển đầu tư từ ngân sách nhà nước sang đầu tư tư nhân, mở rộng cho tư nhân tham gia, Nhà nước chỉ làm những gì tư nhân không làm được, hiệu quả họ quản lý tốt hơn, nên tư tưởng này đang được triển khai.


Trước đây Ngân sách TW phân bổ cho các địa phương, Tp.Hà Nội và TP.HCM chiếm 2/3 ODA của cả nước, hiện nay cơ cấu đầu tư của Việt Nam đang tập trung vào các vùng trọng điểm như Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, nhưng tới nay nhà nước sẽ giảm bớt phân bổ cho các địa phương để làm đường cao tốc bắc nam, đường sắt bắc Nam, hạ tầng sân bay cảng biển, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.

 

Phương Mai - Minh Quân