Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: xăng dầu tăng 38,6%; hóa chất tăng 24,7%; bông tăng 24,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,6%; kim loại thường tăng 17,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 17,3%...so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng từ đầu năm 2018, có 17/54 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhóm hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong 5 tháng từ đầu năm 2018.

Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong tháng 5/2018 đạt kim ngạch 3,44 tỷ USD, tăng mạnh 26,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong 5 tháng/2018 đạt 16,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng thời gian năm trước.

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam bao gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 7,27 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là Trung Quốc với 2,68 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1%; Nhật Bản đứng thứ 3 với kim ngạch đạt 1,49 tỷ USD, tăng 30,3%...

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2018 đạt 3,06 tỷ USD, tăng 24,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2018, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 13,14 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trong 5 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 4,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng thời gian năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc với 2,56 tỷ USD, giảm 39,9%; nhập khẩu  từ Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 2,5% …

Vải các loại: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 23,2% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 5,13 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu vải các loại sang Việt Nam trong 5 tháng/2018 với 2,8 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng thời gian năm trước;  Hàn Quốc với 876 triệu USD, tăng 9,2%; từ Đài Loan với 679 triệu USD, tăng 3,7%; …

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 808 triệu USD, giảm 15,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng từ đầu năm 2018 đạt 5,12 tỷ USD.

Điện thoại các loại và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 3,13 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 1,68 tỷ USD, giảm 11,2%; …

Sắt thép các loại: trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,41 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 21% về trị giá. Tính đến hết tháng 5/2018, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 5,68 triệu tấn, trị giá 4,06 tỷ USD, giảm 16,7% về lượng nhưng tăng 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại trong 5 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 2,61 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, giảm 21,5% về lượng và giảm 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Nhật Bản với 902 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 8,2% về trị giá; từ Hàn Quốc với gần 743 nghìn tấn, trị giá 601 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và 19,5% về trị giá…

Xăng dầu các loại: Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 5/2018 đạt 1,26 triệu tấn, trị giá 873 triệu USD, tăng mạnh 28,7% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong 5 tháng/2018 đạt gần 5,7 triệu tấn, trị giá 3,71 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 38,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 5 tháng/2018 chủ yếu có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a với 1,74 triệu tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 76,4 về lượng và tăng 132,3% về trị giá; xuất xứ từ Hàn Quốc với 1,4 triệu tấn, trị giá 996 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 31,1% về trị giá; xuất xứ từ Xinh-ga-po đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD, giảm 40% về lượng và giảm 24,7% về trị giá … so với 5 tháng/2017.

Chất dẻo nguyên liệu: nhập khẩu trong tháng 5 của nhóm hàng này đạt 477 nghìn tấn, trị giá 778 triệu USD, tăng 26,4% về lượng và 23,4% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng từ đầu năm 2018 của nhóm hàng này đạt  gần 2,2 triệu tấn, trị giá 3,56 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so cùng kỳ năm trước.

Chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ thị trường Hàn Quốc với 381 nghìn tấn, trị giá 653 triệu USD, tăng 5,7% về lượng và 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất với 424 nghìn tấn, trị giá 538 triệu USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 24,4% về trị giá; từ Đài Loan với 303 nghìn tấn, trị giá đạt 500 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 19,9% về trị giá….

Kim loại thường khác: nhập khẩu trong tháng đạt 149 nghìn tấn, trị giá 587 triệu USD, tăng 15,1% về lượng và tăng 16,2% về trị giá. Trong 5 tháng/2018 lượng nhập khẩu kim loại thường khác đạt 767 nghìn tấn, trị giá 2,84 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Kim loại thường các loại nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 158 nghìn tấn, trị giá 634 triệu USD, giảm 5% về lượng nhưng tăng 7,2% về trị giá; Trung Quốc với 135 nghìn tấn, trị giá 493 triệu USD, giảm 21,9% về lượng nhưng tăng 11,8% về trị giá; …

Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày:  nhập khẩu trong tháng đạt trị giá 582 triệu USD, tăng 17% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 2,33 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng từ đầu năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 880 triệu USD, tăng 2,2%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 301 triệu USD, giảm 2,9%; xuất xứ Đài Loan với 195 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm từ chất dẻo: nhập khẩu trong tháng có trị giá 519 triệu USD, tăng 24,8% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 5 tháng đầu năm đạt 2,31 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 830 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước; xuất xứ từ Hàn Quốc với 668 triệu USD, tăng 4,7%; xuất xứ từ Nhật Bản với 332 triệu USD, tăng 7,3%.

Nguồn: Baohaiquan.vn