Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.245 đồng (giảm 5 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch từ 22.548 - 23.942 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.510 – 23.700 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.520 - 23.690 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng chiều mua và tăng 40 đồng giá bán.
Đông Á niêm yết 23.540 - 23.690 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng chiều mua và giữ nguyên giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.510 - 23.690 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng chiều mua và giữ nguyên giá bán.
Techcombank niêm yết 23.540 - 23.700 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng cả 2 chiều mua bán.
Sacombank niêm yết 23.528 - 23.713 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 23 đồng cả 2 chiều mua bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.521 - 23.691 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 16 đồng ở cả 2 chiều. BIDV niêm yết 23.540 - 23.700 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả 2 chiều. Agribank niêm yết 23.515 - 23.665 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả 2 chiều.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.750 đồng/USD và bán ra 23.850 đồng/USD, giảm 80 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 10h30h có 11 ngoại tệ tăng giá, 4 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 16 ngoại tệ tăng giá và 6 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 26/3/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

13,643,24 (-286,26)

13,742,61 (-287,67)

14,152,54 (-244,04)

Đô la Canada

CAD

16,317,57 (+165,50)

16,430,43 (+167,97)

16,765,49 (+167,99)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23,679,42 (+139,99)

24,005,11 (+163,46)

24,340,35 (+128,20)

Nhân Dân Tệ

CNY

3,254,96 (-11,21)

3,276,57 (-8,66)

3,388,67 (-8,34)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3,390,28 (+25,84)

3,553,36 (+26,51)

Euro

EUR

25,444,13 (+245,98)

25,569,56 (+245,96)

26,167,13 (+247,24)

Bảng Anh

GBP

27,561,16 (+47,81)

27,767,54 (+72,17)

28,233,15 (+51,59)

Đô la Hồng Kông

HKD

2,873,63 (+2,08)

2,992,79 (+2,16)

3,093,27 (+1,82)

Rupee Ấn Độ

INR

0

308,58 (+0,43)

320,68 (+0,45)

Yên Nhật

JPY

209,36 (+1,27)

210,96 (+1,38)

215,82 (+1,37)

Won Hàn Quốc

KRW

17,12 (+0,06)

18,46 (+0,24)

20,43 (-0,07)

Kuwaiti dinar

KWD

0

74,755,31 (-574,18)

77,687,33 (-596,79)

Ringit Malaysia

MYR

5,044,35 (+4,29)

5,292,35 (+21,02)

5,528,07 (+16)

Krone Na Uy

NOK

0

2,133,04 (+42,43)

2,247,56 (+45,92)

Rúp Nga

RUB

0

286,53 (-1,01)

342,79 (+0,04)

Rian Ả(-Rập(-Xê(-Út

SAR

0

6,276,74 (+8,81)

6,522,92 (+9,15)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2,282,86 (+0,17)

2,400,34 (+3,73)

Đô la Singapore

SGD

16,062,94 (-12,45)

16,157,72 (-11,56)

16,472,47 (-15,19)

Bạc Thái

THB

672,78 (+1,26)

703,60 (+2,88)

749,92 (+1,82)

Đô la Mỹ

USD

23,525,40 (+20,90)

23,542,40 (+20,90)

23,693,90 (+19,90)

Kip Lào

LAK

0

2,30

2,60

Ðô la New Zealand

NZD

13,479 (-202,50)

13,547,83 (-126,33)

13,864,75 (-154)

Đô la Đài Loan

TWD

706,48 (+0,30)

784,25 (+1,01)

826,02 (+0,15)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

453 (+1)

482

 

ZAR

0

1,601 (+1)

2,006

Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh
USD Index giảm 1,07% xuống 100,95 điểm vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam).Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,0886. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,48% xuống 1,1829.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,29% xuống 110,85.
Đồng bạc xanh đã suy yếu Mỹ khi các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng với gói kích thích khổng lồ được chính phủ Mỹ dần thông qua, từ đó quay sang đầu tư vào các loại tiền tệ rủi ro hơn.
Thứ Ba (24/3), Quốc hội Mỹ cho biết đã kí một thỏa thuận sơ bộ về gói kích thích trị giá 2 nghìn tỉ USD để hạn chế thiệt hại kinh tế từ đại dịch COVID-19. Sau đó, dự luật đã được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu vào thứ Tư (25/3).
USD cũng suy yếu hơn so với các loại tiền của những thị trường mới nổi như đồng rand và ruble.
Trong khi đó, đồng euro cũng đã phục hồi, bù lại những tổn thất gần đây. Tuy nhiên, sức tăng của đồng euro đã bị hạn chế sau khi cuộc họp của các nhà lãnh đạo khu vực vào thứ Ba (24/3) chỉ đạt được những tiến triển rất nhỏ trong việc thực hiện cơ chế ổn định châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ ý tưởng về các công cụ nợ chung tại cuộc họp. Trên thực tế, công cụ này là một biện pháp cần thiết để chống lại những tác động của dịch COVID-19, trong đó các quốc gia, như Italy và Tây Ban Nha sẽ được tài trợ bởi các nước láng giềng có tiềm năng tài chính mạnh hơn, nhưng sẽ tạo ra khoản nợ lớn.
Mặc dù ngân hàng châu Âu (ECB) đã giải cứu nền kinh tế khu vực bằng cách tung ra gói nới lỏng định lượng mới, tuy nhiên mức độ mà các quốc gia riêng lẻ có thể chống lại đại dịch phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của bảng cân đối kế toán.
Châu Âu đã trở thành chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống lại sự bùng nổ của dịch COVID-19, trong đó tình hình tại Itali vẫn chưa có chuyển biến tích cực, theo tổng hợp từ Investing.

Nguồn: VITIC