Cập nhật lúc 9h30 ngày 26/3:
Tính đến sáng 26/3, dịch COVID-19 đã xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca nhiễm là 467.520, số ca tử vong là 21.174, số ca bình phục là 113.808 ca.
Italy: Ngày 25/3, cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố thêm 5.210 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 74.386 trường hợp. Số ca tử vong ở Italy trong 24 giờ qua là 683, nâng tổng số tử vong lên 7.503 trường hợp, trong khi số bệnh nhân được điều trị thành công là 9.362 trường hợp (tăng 1.036 ca).
                                                                                             Nguồn: Tuổi trẻ
  1. Với tốc độ tăng hơn 5.000 ca một ngày, chỉ 2 ngày nữa, Italy sẽ vượt Trung Quốc, trở thành nước có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất thế giới.
Tại Mỹ, theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh, tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 hiện là 54.453 trường hợp, trong đó có 737 bệnh nhân tử vong, là nước có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Italy.
Đức: Bộ Y tế nước này ghi nhận hơn 37.179 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 206 ca tử vong, tăng 49 ca so với một ngày trước đó.
Trong khi đó, Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính đối với SARS-CoV-2 trong lần xét nghiệm thứ 2.
Bà Merkel hiện đang tự cách ly tại nhà sau khi tiếp xúc với bác sĩ riêng bị nhiễm Covid-19. Trong thời gian đó, bà Merkel vẫn điều hành công việc của chính phủ thông qua sự liên hệ chặt chẽ với các thành viên trong nội các. Bên cạnh đó, bà tiến hành nhiều cuộc thảo luận quốc tế trực tuyến từ nhà riêng. Theo kế hoạch, Thủ tướng Merkel sẽ được xét nghiệm lần 3 vào tuần tới.
Pháp: Trong ngày 25/3, Pháp ghi nhận thêm 231 trường hợp tử vong do SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân thiệt mạng lên 1.331 người - tăng gấp 5 lần trong vòng một tuần. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Chính phủ Pháp mới chỉ thể hiện số ca tử vong tại các bệnh viện.
Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này hiện là 25.233 trường hợp, tăng khoảng 13% trong vòng 24 giờ qua.
Trung Quốc: Nước này vừa có một ngày thứ 2 liên tiếp không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng, ngay cả khi tỉnh tâm dịch Hồ Bắc đã kết thúc đợt phong tỏa. Tổng số ca bệnh của Trung Quốc hiện là 81.285. Tổng số người chết tính tới cuối ngày 25-3 là 3.287 ca, tăng 6 ca so với ngày trước đó.
Hàn Quốc: Ngày 26/3 Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc cho biết nước này có thêm 104 ca bệnh mới, nâng tổng số ca COVID-19 cả nước lên 9.241 ca.
Tổng số người chết vì bệnh, sau khi tăng thêm 5 người, là 131 trường hợp.
Tây Ban Nha: Tính đến sáng ngày 26/3 nước này đã vượt Trung Quốc về số ca tử vong do COVID-19 sau khi có thêm 738 người chết trong ngày 25-3, nâng tổng số ca tử vong lên 3.434.
Iran: vẫn là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 27.017 người nhiễm và 2.077 ca tử vong.
Tại Việt Nam:  6h sáng ngày 26/3, Bộ Y tế thông tin đã có thêm 7 ca bệnh mắc COVID-19. Như vậy, trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam lên 148 ca. Trong đó có 17 trường hợp đã khỏi bệnh, 16 trường hợp đã ra viện, 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 18 đã 3 lần xét nghiệm âm tính, không còn ho, sốt, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe.
Công tác phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19 của Ngành Công Thương
Thống nhất trên toàn quốc quy trình kiểm dịch y tế biên giới cho phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa

Nguồn: Cổng thông tin điện tử bộ Công Thương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19, vừa không gây gián đoạn quá mức cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương đã có các công văn số 708/BCT-XNK ngày 05 tháng 02 năm 2020 gửi Bộ Y tế và số 725/BCT-XNK ngày 06 tháng 02 năm 2020 gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc xây dựng quy trình thống nhất áp dụng cho phương tiện và người điều khiển phương tiện th

Tại các công văn này, Bộ Công Thương đã nhấn mạnh ngoài biên giới phía Bắc, tuyến đầu của các biện pháp phòng chống dịch, các cảng biển và cửa khẩu biên giới phía Tây, phía Tây Nam cũng đang triển khai nhiều biện pháp, quy trình khác nhau để kiểm soát dịch bệnh. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất, sự khác biệt này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngày 21 tháng 02 năm 2020, Bộ Y tế đã có công văn số 829/BYT-MT hướng dẫn công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm Covid-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không. Tuy nhiên, hướng dẫn tại công văn số 829/BYT-MT của Bộ Y tế mới chỉ áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc, chưa được áp dụng đối với tuyến biên giới giáp với Lào và Campuchia.
Trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cả Việt Nam, Lào và Campuchia đã bắt áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn tại cửa khẩu biên giới đất liền, hạn chế, thậm chí ngừng hẳn việc cho phép công dân qua lại biên giới (như Campuchia). Từ đây, đã bắt đầu phát sinh hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu tại các tỉnh giáp biên giới với Lào và Campuchia.
Để vừa thống nhất triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, phòng chống dịch bệnh, vừa tránh những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 05 tháng 02 năm 2020 và công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2020, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị Ban Chỉ đạo:
Một là, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải xây dựng ngay quy trình về kiểm dịch y tế biên giới đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để thống nhất áp dụng trên toàn quốc theo hướng đảm bảo yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh nhưng cũng không gây ảnh hưởng quá mức cần thiết tới lưu thông hàng hóa qua biên giới.
Hai là, sau khi có quy trình thống nhất, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới (chủ yếu là biên giới phía Tây, phía Tây Nam) làm việc với chính quyền địa phương phía Bạn để thống nhất áp dụng./.

Nguồn: VITIC tổng hợp