Bộ trưởng Khalid al-Falih trả lời Reuters rằng khả năng kết thúc thỏa thuận cắt giảm hiện nay sẽ được thực hiện dần dần, khi thị trường này trở lại cân bằng nhưng việc giảm tồn kho sẽ vẫn mất nhiều thời gian.
Ông Falih nói “chúng tôi không thấy bất kỳ sự sụt giảm trong hàng tồn kho mà chúng tôi không mong muốn. Khi trong tháng trước chúng tôi cho biết, chúng tôi vẫn dư thừa khoảng 150 triệu thùng và nửa cuối năm 2018 sẽ giảm tồn kho”.
“Chúng tôi dự kiến vài tháng đầu năm 2018 tồn kho ổn định hay tăng do thị trường dầu mỏ thường theo mùa đặc biệt về mặt nhu cầu”. “Vì thế tôi nghĩ rằng sớm bàn luận về khả năng thay đổi trong thỏa thuận của chúng tôi và cơ hội sớm nhất để đánh giá thị trường đang ở đâu sẽ vào tháng 6”.
OPEC và 10 nhà sản xuất khác dẫn đầu là Nga hồi cuối tháng 11 đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết năm tới.
Liên minh này có mục tiêu loại bỏ dầu dư thừa để đưa tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm.
Giá dầu thô mạnh trong ngày 20/12, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến và tiếp tục đóng cửa hệ thống dẫn dầu Forties Biển Bắc.
Ông Falih cho biết ông không dự kiến việc đóng cửa đường ống dẫn dầu chủ chốt Biển Bắc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn cung.
Nga, nước năm nay đã giảm sản lượng đáng kể lần đầu tiên cùng với OPEC, đã đưa ra một thông điệp rõ ràng về việc làm thế nào thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm để thị trường không lật sang thiếu hụt quá sớm, giá không tăng quá nhanh và các công ty dầu đá phiến Mỹ đối thủ không thể tăng tiếp sản lượng.
Ông tiếp tục bàn luận với người đồng cấp Nga, Alexander Novak và Nga sẽ được lợi việc việc tiếp tục hợp tác. Các nhà sản xuất - các công ty và các nước - hưởng lợi đáng kể từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng và do đó họ sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hiệp ước này nhưng không vượt quá khi thị trường cân bằng.
Ông cho biết rằng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu được dự kiến vẫn mạnh trong năm tới tại các thị trường châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ cũng như ở Mỹ và châu Âu.
Các thương nhân dầu mỏ cho biết rằng sản lượng dầu thô của Mỹ ngày càng tăng, đã tăng 16% kể từ giữa năm 2016 lên 9,8 triệu thùng/ngày đang hạn chế giá tăng.
Hầu hết các nhà phân tích dự kiến sản lượng của Mỹ sớm vượt 10 triệu thùng/ngày, sẽ là một kỷ lục mới và ngang với mức của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới Saudi Arabia và Nga.
Ông Falih cho biết rằng ngay cả với nguồn cung thêm đến từ Mỹ điều đó sẽ không làm chậm lại đà tái cân bằng do dự đoán tăng trưởng nhu cầu mạnh trong năm 2018.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet