Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia cho biết Hội đồng Nhà nước hiện nay phải quyết định liệu có bật đèn xanh cho đề xuất dự thảo này, mà đã được bàn tại một cuộc họp của các nhà sản xuất chủ chốt, các quan chức của tỉnh và các nhà hoạch định kế hoạch nhà nước ở Bắc Kinh.
Bất cứ việc tăng sản lượng có thể có hiệu lực vào đầu thứ bảy, theo một dự thảo của đề xuất này.
Các thương nhân cho biết bất cứ sự thay đổi chính sách có thể tổn hại tới nhập khẩu và giá than đường biển, mà đã khởi sắc trong năm nay do cắt giảm công suất trong khi giúp tăng nguồn cung cho các cơ sở.
Tuy nhiên một quy định chính phủ đã giới thiệu đang hạn chế số ngày mỗi năm mỏ than có thể hoạt động xuống 276 ngày sẽ vẫn diễn ra.
Quy mô của việc tăng sản lượng chưa được biết, nhưng một nhà phân tích cho biết các nhà sản xuất đã xem xét việc tăng sản lượng 8 – 9 triệu tấn mỗi tháng.
Số liệu đó chỉ tương đương với hơn 1/3 lượng nhập khẩu nhiên liệu trong tháng 8.
Sự đảo ngược của một chính sách quan trọng nhấn mạnh sự phức tạp đang đối mặt của Bắc Kinh, do họ cố gắng cắt giảm khai thác than dư thừa và thay đổi đất nước, thị trường năng lượng lớn thứ hai của thế giới, hướng tới sử dụng năng lượng sạch hơn, các nguồn năng lượng tái tạo.
Giá than tại Australia, được thấy như một tiêu chuẩn của châu Á, đã tăng hơn 40% trong năm nay, phần lớn bởi Trung Quốc cắt giảm công suất khai thác trong nước.
Những động thái này buộc các công ty tiện tích của Trung Quốc nhập khẩu nhiên liệu thô, chuyển đổi than từ một thị trường chán nản thành một trong những hàng hóa “nóng nhất” năm 2016 theo như Goldman Sachs.
Nhập khẩu tháng trước tăng 52% so với một năm trước thành 26,59 triệu tấn.
Hiệp hội Vận chuyển và Phân phối Than Trung Quốc CCTD cho biết hàng dự trữ tại trung tâm vận chuyển than đường biển chủ chốt của Trung Quốc ở Qinghuangdao đã giảm xuống mức thấp trong lịch sử với 2,5 triệu tấn vào 2/9.
Trước khi tăng trong năm nay giá than nhiệt là nguồn năng lượng quan trọng đầu tiên sụt giảm mạnh, giảm 70% giá trị trong khoảng từ năm 2011 tới cuối năm 2015, giới phân tích từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA và Goldman Sachs năm ngoái cho biết than trong giai đoạn sụt giảm cuối cùng.
Than nhiệt là nhiên liệu hóa thạc được sử dụng chủ yếu nhiều thứ hai trên thế giới sau dầu mỏ, và là nhiêu liệu sử dụng nhiều nhất trên thế giới để phát điện.
Than chiếm gần 2/3 tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet