Giá dầu đã giảm dưới 60 USD/thùng trong những tuần gần đây từ mức đỉnh năm 2019 tại 75 USD/thùng hồi tháng 4 do lo sợ suy thoái toàn cầu có ảnh hưởng hơn so với nguồn cung đang giảm từ lệnh cấm vận với Iran và Venezuela.
Một ủy ban giám sát thị trường được OPEC và các đồng minh gọi là OPEC+ thành lập đã nhóm họp trong ngày 12/9/2019 tại Abu Dhabi trước cuộc thảo luận chính sách của họ tại Vienna trong tháng 12/2019.
OPEC+ đã quá tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày khi xuất khẩu của Iran và Venezuela sụt giảm do các lệnh cấm vận. Nhưng một số thành viên như Iraq và Nigeria đang sản xuất trên hạn ngạch của họ.
Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của OPEC trong ngày 12/5/2019 đã cam kết giảm sản lượng 175.000 thùng/ngày vào tháng 10, trong khi Nigeria giảm nguồn cung 57.000 thùng/ngày. Tuân thủ tốt hơn sẽ khiến sản lượng cắt giảm thêm 400.000 thùng/ngày.
Saudi Arabia, nhà lãnh đạo của OPEC sẽ tiếp tục bơm ít hơn mục tiêu của họ, theo Hoàng tử Abdulaziz bin Salman người mới được bổ nhiệm là Bộ trưởng Năng lượng của vương quốc này. Vương quốc này sẽ tự nguyện bơm dưới 10 triệu thùng/ngày.
Ông cho biết cuộc họp trong ngày 12/9/2019 cũng bàn về sản lượng và xuất khẩu dầu đá phiến của Mỹ ngày càng tăng, kinh tế toàn cầu suy giảm và khả năng nới lỏng các lệnh cấm vận của Mỹ với Iran, thành viên của OPEC.
Bất kỳ quyết định chính thức về cắt giảm sản lượng dầu nhiều hơn chỉ có thể thực hiện tại cuộc họp tới của OPEC+ trong tháng 12/2019.
Ủy ban các bộ trưởng sẽ tập hợp một lần nữa trước cuộc họp của OPEC trong tháng 12/2019.
OPEC, Nga và các thành viên ngoài OPEC khác trong tháng 12/2018 đã giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày hay 1,2% nguồn cung toàn cầu bắt đầu từ 1/1/2019.
Lượng dầu thô cắt giảm của OPEC là 800.000 thùng/ngày kéo dài tới tháng 3/2020, phân phối cho 11 thành viên ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela.
Giá dầu đã giảm hơn 2% trong ngày 11/9/2019 sau một báo cáo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cân nhắc nới lỏng các lệnh cấm vận với Iran, điều này có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô toàn cầu tại thời điểm lo lắng kéo dài về nhu cầu năng lượng.
Iraq đang nâng sản lượng và xuất khẩu trong những năm gần đây, trong khi xuất khẩu của Iran đã sụt giảm trong năm qua vì các lệnh cấm vận của Mỹ.
Iraq đã bơm 4,8 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây thay vì mục tiêu 4,512 triệu thùng/ngày.
Nigeria sản xuất 1,84 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2019 trong khi mục tiêu hạn ngạch là 1,685 triệu thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet