Các động thái giá gần đây có sự tương đồng mạnh với sự tăng giá trước đó trong năm 2007 - 2008 và năm 2010 -2012, đặc biệt nếu giá được tính bằng đồng euro hay đồng yên để loại bỏ tác động của đồng USD mạnh trong thời gian này.
Dầu thô Brent đã tăng lên gần 75 euro/thùng, mức tương tự đã đạt được trong tháng 5/2008, trên đường tới đỉnh 93 euror trong tháng 7/2008.
Hợp đồng kỳ hạn tháng đầu đạt 9.800 yên/thùng, tương tự như trong tháng 10/2007, trên con đường để giá đạt đỉnh 15.300 yên trong tháng 7/2008.
Giá dưới dạng đồng rupee của Ấn Độ đã ở mức tương tự hồi đạt cao nhất trong năm 2008 và trên đường tới mức kỷ lục thiết lập trong năm 2013.
Sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền khác đang che đi mức giá cao như thế nào tại các nước tiêu thụ dầu bên ngoài nước Mỹ. Giá tăng lên một mức mà đã khiến tăng trưởng kinh tế đồng thời tiêu thụ dầu chậm lại trong quá khứ.
Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết “năng lượng đắt trở lại tại một thời điểm xấu đối với nền kinh tế toàn cầu”. Ông bổ sung thêm “hiện tại là thời cao điểm cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt xem xét tình trạng và thực hiện các bước đúng đắn để trấn an thị trường”.
Trò chơi đổ lỗi đang diễn ra, với Mỹ đang đổ lỗi cho OPEC, Nga vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ, và Saudi Arabia đổi lỗi cho các nhà đầu cơ vì giá leo thang.
Trên thực tế, các lệnh trừng phạt của Mỹ, việc sản chế sản lượng của OPEC và các đồng minh, tăng trưởng nhu cầu mạnh và việc đầu cơ của các quỹ phòng hộ tất cả khiến tăng dầu tăng vọt. Việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran đã làm các nhà máy lọc dầu, các nhà kinh doanh lo ngại về nguồn cung dầu thô trong tương lai và đặt ra câu hỏi liệu OPEC vẫn có đủ công suất dự phòng bù cho bất kỳ tổn thất nào khác không.
OPEC và các đồng minh của họ trở thành gắn bó với nhau trong việc cắt giảm dự trữ dầu giảm xuống mức trung bình 5 năm và đã đợi một thời gian quá dài để bắt đầu rời khỏi việc hạn chế sản lượng khiến thị trường quá thắt chặt. Và nhu cầu dầu thô đã tăng nhanh hơn nhiều so với hầu hết dự đoán của các nhà phân tích hồi đầu năm nay, trong khi một số nguồn cung cấp ngoài OPEC đã tăng chậm hơn dự kiến.
Mặc dù việc liên lạc giữa các nhà hoạch định chính sách tại Mỹ, Saudi Arabia và Nga để đồng bộ hóa sự gia tăng sản lượng với việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt dường như đã có một loạt sự sai lầm. Các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá sai việc Mỹ sẽ cố gắng cắt giảm xuất khẩu của Iran nhanh chóng như thế nào và các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC có thể lấp vào sự thiếu hụt đó nhanh thế nào.
Cảm giác thị trường đang di chuyển vào một giai đoạn theo chu kỳ thiếu nguồn cung và công suất dự phòng thấp, các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã tăng vị thế mua vào, tăng tốc và phóng đại sự điều chỉnh giá.
Thị trường dầu mỏ đã bị chốt trong xu hướng giá tăng do các quỹ phòng hộ và những nhà hoạch định thị trường, tất cả cố gắng duy trì vị thế trung lập và mua vào và ít nhà đầu cơ sẵn sàng thực hiện bán ra trên thị trường.
Các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ đã tích lũy tới gần 1,2 tỷ thùng dầu theo vị thế mua vào đặt cược giá tiếp tục tăng. Cùng thời điểm này, số lượng vị thế mua vào trong 6 hợp đồng kỳ hạn và quyền lựa chọn quan trọng nhất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước năm 2013. Sự mất cân bằng giữa vị thế tăng giá và giảm giá gần mức kỷ lục. Sự mất cân bằng của các vị thế hợp đồng thường là tiền đề cho xu hướng giá đảo chiều mạnh khi các nhà quản lý quỹ cố gắng thực hiện chốt lời bằng cách đóng một số vị thế.
Trong khi sự mất cân bằng vị thế là một dấu hiệu quan trọng đối với sự đảo giá trong tương lai, nó không chỉ ra sự đảo chiều sẽ diễn ra nhanh thế nào và mức giá sẽ xảy ra.
Trong năm 2007/08, giá dầu tiếp tục xu hướng tăng trong vài tháng, thậm chí các nhà phân tích đã cảnh báo chúng trở nên không bền vững. Giá dầu có xu hướng tăng quá đà (năm 2008 và 2011) giống như chúng đã thực hiện theo chiều giảm (năm 1998, 2009 và 2016).
Thường, giá đạt đỉnh chỉ một lần có bằng chứng rõ ràng của sự giảm trong tăng trưởng nhu cầu dầu hay các nhà sản xuất OPEC chịu áp lực chính trị mạnh mẽ để tăng sản lượng. Trong khi đó, giá dầu tăng lên một mức đang gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho những người tiêu dùng không sử dụng đồng USD về sự cần thiết để tăng hiệu quả, giảm sử dụng và chuyển sang nhiên liệu thay thế.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet