Phụ thuộc vào loại sử dụng, than nhiệt hoặc gần mức cao nhất hai năm hoặc gần mức cao nhất trong 6 năm do Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu thêm nhiên liệu ô nhiễm này trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2017.
Giá than nhiệt Australia, chỉ số Newcastle hàng tuần kết thúc tuần trước ở mức 108,89 USD/tấn, không xa mức 110,60 USD/tấn đạt được hồi cuối tháng 2, giá cao nhất kể từ tháng 2/2012. Giá giao ngay hàng ngày đạt 114,5 USD/tấn trong ngày 4/6, cao nhất kể từ khi đạt 114,75 USD/tấn hồi tháng 11/2016.
Than nhiệt loại kém hơn từ Indonesia cũng tăng, với loại 4.200 kilocalorie/kg than đóng cửa tuần trước ở mức 46,82 USD/tấn tăng 14% kể từ mức thấp hồi giữa tháng 4. Nhưng giá vẫn dưới mức đỉnh năm nay tại 51,04 USD/tấn đạt được hồi cuối tháng 2, giá cao nhất kể từ tháng 10/2011.
Đó cũng là bất thường đối với 4 nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á đang yêu cầu thêm than đá từ nước ngoài tại cùng một thời điểm như hiện nay. Trung Quốc đã nhập khẩu 104,5 triệu tấn than từ thị trường nước ngoài trong 5 tháng đầu năm nay, theo số liệu của Thomson Reuters, tăng 10,2% hay 10,7 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Ấn Độ, nhà nhập khẩu than lớn thứ hai sau Trung Quốc, đã mua 77,4 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2018, tăng 3,3% hay 2,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản đã nhập khẩu 74,1 triệu tấn, tăng 2,4 triệu tấn, trong khi nhà nhập khẩu thứ 4 của khu vực này, Hàn Quốc đã mua 51,7 triệu tấn, tăng nhẹ 500.000 tấn. Bốn nước này đã cùng nhau nhập khẩu thêm 16,1 triệu tấn từ thị trường nước ngoài trong 5 tháng đầu năm nay.
Điều này dẫn tới việc thắt chặt thị trường này, do thiếu các nguồn cung cấp mới để đáp ứng nhu cầu. Thực tế, xuất khẩu từ ba nước đứng đầu sang châu Á khá ổn định trong giai đoạn 5 tháng đầu năm nay. Australia đã xuất khẩu 161,8 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm, tăng nhẹ từ 160,6 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2017. Indonesia xuất 167,7 triệu tấn tăng từ 161,2 triệu tấn, trong khi Nam Phi xuất ổn định 33,6 triệu tấn.
Mỹ, Nga là những người chiến thắng
Điều này nghĩa là sự gia tăng trong nhu cầu nhập khẩu không thực sự được đáp ứng bởi các nhà xuất khẩu truyền thống, cho phép các nước như Mỹ và Nga lấp vào chỗ trống này.
Mỹ đã xuất khẩu 41,7 triệu tấn than trong 5 tháng đầu năm 2018 trong đó 14,7 triệu tấn sang châu Á. Số lượng này tăng 14,9% so với 36,3 triệu tấn họ đã xuất trong cùng kỳ năm 2017, với 12,1 triệu tấn sang châu Á.
Tương tự với Nga xuất khẩu tổng cộng tăng 9,8% hay 7,1 triệu tấn đạt 79,8 triệu tấn, trong số đó 33,2 triệu tấn hướng sang châu Á, tăng 11,8%. Những con số này cho thấy rằng mặc dù giá cao và đang tăng, các nhà xuất khẩu chủ chốt truyền thống đang vật lộn để tăng xuất khẩu.
Australia không thể tăng sản lượng đủ nhanh, tại Indonesia chính phủ đang yêu cầu cung cấp thêm than cho thị trường trong nước và Nam Phi có cơ sở hạ tầng hạn chế chủ yếu do hệ thống đường sắt.
Số liệu này cũng cho thấy rằng giá than hiện nay đủ cao để khiến than Mỹ cạnh tranh tại châu Á, bất chấp chi phí vận chuyển lớn hơn.
Phần lớn than của Mỹ đã xuất khẩu sang châu Á là than luyện cốc sử dụng để sản xuất thép, nhưng với giá than nhiệt trên 100 USD/tấn, dường như thêm nhiều nhiên liệu này sẽ hướng đông, đặc biệt sang các khách hàng ở Nam Á.
Nguồn: VITIC/Retuers
 

Nguồn: Vinanet