Báo cáo này như một cảnh báo đối với các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, những người sẽ nhóm họp trong tuần tới tại Vienna để thảo luận về chính sách nguồn cung.
IEA cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019, vượt 100 triệu thùng/ngày trong quý 2 năm nay. Cơ quan này dự kiến nhu cầu tăng với tốc độ tương tự trong năm nay, không đổi so với báo cáo trước đó trong tháng 5.
Cơ quan này cho biết trong báo cáo hàng tháng “một nền kinh tế vững chắc và giả thiết giá ổn định hơn là các yếu tố chủ chốt. Những nguy cơ gồm giá tăng và giám đoạn giao dịch. Một số chính phủ đang xem xét các biện pháp để giảm áp lực giá cho người tiêu dùng”.
Giá dầu đã tăng 1/3 lên khoảng 76 USD/thùng, gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, kể từ khi OPEC và các nhà sản xuất khác gồm Nga bắt đầu cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2017.
IEA cho biết “căng thẳng thương mại ngày càng tăng là nguy cơ chính với dự báo nhu cầu dầu mỏ của chúng tôi”.
Canada và Liên minh châu Âu đã thông báo kế hoạch tăng thuế với các hàng hóa của Mỹ để phản ứng lại với thuế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ.
“các nguy cơ liên quan tới trả đũa leo thang là không đáng kể... suy giảm kéo dài trong thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng GDP thế giới và nhu cầu dầu mỏ, do một phần đáng kể của nhu cầu dầu liên quan tới hoạt động thương mại”.
OPEC nhóm họp vào ngày 22/23 tháng 6 để bàn luận về chính sách nguồn cung, đặc biệt với sụt giảm kéo dài tại Venezuela và triển vọng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Iran vào cuối năm nay. Tổ chức này cùng với các đối tác có thể xem xét nâng sản lượng để bù cho bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào.
IEA cho biết “nếu 12 thành viên khác của OPEC tiếp tục bơm dầu với cùng mức độ như tháng 1, thì khả năng thiếu hụt nguồn cung sẽ xuất hiện và dẫn tới dự trữ giảm hơn 1,6 triệu thùng/ngày trong quý 4/2019”.
Cơ quan này cho biết họ nhìn vào một kịch bản trong đó vào cuối năm tới, sản lượng từ Iran và Venezuela có thể giảm 1,5 triệu thùng/ngày so với hiện nay. IEA ước tính rằng xuất khẩu của Iran có thể giảm với cùng khối lượng như trong đợt trừng phạt gần nhất.
Đối với Venezuela, sản lượng liên tục sụt giảm từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến 1 triệu thùng dầu mỗi ngày rời khỏi thị trường này trong hai năm qua.
Những nỗ lực của OPEC để hạn chế sản lượng dẫn tới dự trữ dầu thương mại tại các quốc gia giàu nhất thế giới giảm 3,1 triệu thùng trong tháng 4 xuống 2,809 tỷ thùng, mức thấp nhất ba năm. Nguồn cung từ khu vực ngoài OPEC được dự kiến tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay, dẫn đầu là Mỹ, trước khi giảm xuống khoảng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm tới.
IEA ước tính nhu cầu dầu của OPEC sẽ giảm trong năm 2019 xuống 31,6 triệu thùng từ ước tính 31,9 triệu thùng trong năm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet