Động thái này tiếp sau sự chỉ trích trên toàn cầu về việc chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng nhà máy điện đốt than tại các quốc gia như Indonesia, cũng như việc mở ra các nhà máy mới ở Nhật Bản.
Ông Koizumi, con trai của cựu thủ tưởng Junichiro Koizumi cho biết trong tháng 12/2019 rằng những lời chỉ trích toàn cầu việc việc “nghiện than” của đất nước ông đã gây thiệt hại cho đất nước, nhưng lưu ý ông vẫn chưa được sự ủng hộ rộng rãi để giảm nhiên liệu hóa thạch.
Trong ngày 25/2/2020, ông cho biết Bộ Môi trường đã đồng ý đánh giá với các Bộ khác, gồm Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp theo truyền thống thống trị chính sách than.
Các thảo luận này sẽ hình thành một phác thảo cho chính sách xuất khẩu cơ sở hạ tầng mới của Nhật Bản đã được vạch ra trong tháng 12/2019.
Theo chính sách hiện nay, Nhật Bản hỗ trợ các dự án nhà máy điện đốt than nếu và khi một quốc gia cần lựa chọn than như một nguồn năng lượng yêu cầu Nhật Bản cung cấp công nghệ điện than hiệu quả cao.
Trong các cuộc đàm phán về khí hậu tại Madrid tháng 12/2019, Tổng thư khí Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước dừng việc xây dựng các nhà máy điện than mới sau năm 2020 như một phần nỗ lực đáp ứng mục tiêu nhiệt độ trong Thỏa thuận Paris năm 2015.
Nhật Bản, một nhà tài chính lớn của các nhà máy điện than mới ở Đông Nam Châu Á, được coi như ngoại lệ trong số các quốc gia công nghiệp hóa do họ là quốc gia G7 duy nhất vẫn đang xây dựng các nhà máy điện đốt than trong nước.
Koizumi cho biết “Nhật Bản đã từng là một quốc gia phát triển trong chiến lược môi trường, nhưng đã không kéo dài theo cách đó”. “Tôi muốn làm sống lại hình ảnh này dù chỉ một chút”.
 

Nguồn: VITIC/Reuters