Tuy nhiên, khi thế giới hướng tới thời điểm không rõ ràng chưa từng có trong các thị trường dầu mỏ, không chỉ các thành viên các thành viên OPEC gặp khó khăn. Ngay cả các nước ít phụ thuộc vào lợi tức dầu mỏ, như Maylaysia và Canada, dễ bị tổn thương hơn so với bình thường khi giá dầu sụt giảm hiện nay do hoạch định chính sách kém.
Mất giá kỷ lục
Gần đây vào đầu tháng 10/2018 dầu thô Brent đã giao dịch gần 87 USD/thùng trong bối cảnh dự đoán giá có thể tới 100 USD/thùng. Kể từ đó, dầu đã có diễn biến sụt giảm chưa từng có. Bị ảnh hưởng đồng thời của nguồn cung dư thừa và nhu cầu suy yếu, hiện nay dầu có giá trị gần một nửa những gì nó đã có trong hai tháng trước, sau khi có ngày mất giá lớn nhất trong 3 năm.
Sự sụt giảm nguồn cung được dự đoán bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ với lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã không thành hiện thực, do chính quyền Trump đã bất ngờ công bố miễn trừ cho 8 nước, gồm các nhà nhập khẩu lớn Trung Quốc và Ấn Độ. Đáng lo ngại hơn, sự phong phú về nguồn cung có thể chỉ chiếm khoảng 15% sự sụt giảm trong giá hiện tại, phần còn lại gây bởi nhu cầu trầm lắng liên quan tới các nền kinh tế chậm chạp.
Áp lực của OPEC
Ngành công nghiệp này nín thở hy vọng rằng cuộc họp ngày 6/12/2018 sẽ ổn định giá dầu, nhu cầu chậm liên qua nhiều hơn tới lo ngại so với nguồn cung quá lớn, do các nước OPEC không kiểm soát trực tiếp. Thật vậy, ước tính rằng OPEC có trách nhiệm chỉ với 15% sự gia tăng trong sản lượng dầu toàn cầu trong khoảng thời gian tháng 10/2017 tới tháng 10/2018, trong khi đó một vài thành viên lớn nhất của họ đang phải vật lộn để hòa vốn: Saudi Arabia cần giá dầu trung bình 70 USD/thùng chỉ để cân bằng ngân sách. Các nước OPEC nhỏ hơn ví dụ Nigeria và Angola dựa vào dầu thô cho hơn 80% xuất khẩu của họ.
Các thị trường mới nổi khác bị nguy hiểm
Không ngạc nhiên khi các thị trường mới nổi có GDP phụ thuộc vào dầu thô sẽ bị ảnh hưởng nặng nền khi giá dầu sụt giảm. Ngoài ra, những khó khăn như vậy là những quốc giá tự để bị tổn thương khi giá dầu sụt giảm thông qua việc lựa chọn chính sách hơn là nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào.
Ví dụ, sau nhiều năm không phụ thuộc vào dầu mỏ, Malaysia mới bị đe dọa bởi giá dầu sụt giảm, vì các quyết định chính sách nguy hiểm của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Kể từ khi vị cựu thủ thướng 93 tuổi giành lại chức thủ tướng trong tháng 5/2018, Kuala Lumpur đã đổ 3 tỷ USD trong đầu tư nước ngoài gây lo sợ rằng ông sẽ tiếp tục chính sách kinh tế gây tranh cãi tương tự như thời kỳ ông làm thủ tướng lần đầu từ năm 1981 tới 2003.
Mahathir đã không là dịu những lo ngại này với việc loại bỏ thuế giá hàng hóa và dịch vụ (GST) chiếm khoảng 20% doanh thu của chính phủ. Các quan chức tài chính của Malaysia đã cảnh báo về việc loại bỏ GST, nhấn mạnh rằng chính phủ trước đây đã thiết lập thuế để giảm sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và chống đỡ cho kinh tế Malaysia trong trường hợp giá sụt giảm tiếp.
Với việc giá dầu giảm xuống dưới 60 USD/thùng và Petronas đang kéo giàm thị trường chứng khoán Malaysia, chính quyền của ông Mahathir có thể hối hận vì đã không chuẩn bị như vậy.
Các vấn đề cơ sở hạ tầng của Canada
Các vấn đề tắc nghẽn đã tạo ra ở Alberta trong nhiều năm do có thêm nhiều dầu sản xuất từ cát dầu trong khi công suất đường ống có thể tải được bị hạn chế, một vấn đề chính phủ tự do của thủ tướng Justin Trudeau đã không giải quyết được. Trudeau đã thực hiện một nỗ lực mạo hiểm hủy bỏ đường ống Gateway phía bắc có lợi cho dự án Trans Mountain (dự án này tăng gấp 3 lần khối lượng sản phẩm dầu mỏ được vận chuyển ra khỏi Alberta). Cuộc đánh bạc của thủ tướng đã phản tác dụng vào tháng 8/2018, khi tòa án phúc thẩm Liên bang Canada đã phong tỏa dự án Trans Mountain. Các dự án Keystone và Energy East cũng bị loại bỏ (vì lý do chính trị hơn là lo ngại về lợi nhuận), Trudeau đã buộc phải đối mặt với những lời chỉ trích và cuộc khủng hoảng dầu ngày càng sâu sắc hơn tại một tỉnh dầu có của Canada.
Kho bạc của Canada đang chảy máu với tốc độ báo động do giá dầu toàn cầu sụt giảm. Với sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến đạt mức kỷ lục trong vài tháng tới và tăng trưởng tiếp tục trong những năm 2020 - mặc dù Mỹ bị cản trở bởi vấn đề đường ống dẫn dầu - dư thừa nguồn cung có thể gây sức ép cho giá trong tương lai gần.
Sự phục hồi đáng kể của giá dầu kể từ cuối năm 2016 đã cho phép các nhà sản xuất cả trong và ngoài OPEC thở phào nhẹ nhõm. Đáng tiếc, nó cũng để các nước như Malaysia và Canada theo đuổi các chính sách dễ bị tổn thương trước đợt sụt giảm dầu thô tiếp theo.
Nguồn: VITIC/https://oilprice.com

Nguồn: Vinanet