OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác trong ngày chủ nhật 7/6 đã gia hạn việc cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày đến hết tháng 7/2020, hạn chế nguồn cung toàn cầu gần 10% trong bối cảnh nhu cầu giảm sâu bởi đại dịch Covid - 19.
Trong tháng 6/2020, Saudi Arabia, Kuwait và UAE đã cam kết cắt giảm thêm 1,18 triệu thùng/ngày so với hạn ngạch của OPEC.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết điều này sẽ không tiếp tục trong tháng 7/2020, khi Saudi Arabia sẽ sản xuất theo hạn ngạch của OPEC, trong bối cảnh nhu cầu phục hồi khi các quốc gia khắp thế giới dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của họ.
Hoàng tử Abdulaziz nói trong một cuộc họp báo “việc cắt giảm tình nguyện đã phục vụ mục tiêu của mình và chúng tôi đang tiếp tục. Một phần của những gì chúng tôi sẽ tăng trong tháng 7 sẽ đưa vào tiêu thụ trong nước”. Dầu thô của Saudi Arabia sử dụng cho nhà máy phát điện thường tăng trong những tháng nóng mùa hè.
Saudi Arabia và Nga phải thực hiện một hành động cân bằng khi họ đẩy giá dầu tăng để đáp ứng ngân sách cần thiết của mình trong khi không thể để chúng trên 50USD/thùng để tránh khuyến khích sản lượng dầu đá phiến của đối thủ Mỹ hồi sinh.
Các nhà sản xuất cũng phải cân nhắc sự phục hồi trong nhu cầu toàn cầu chống lại khả năng nguồn cung trở lại từ Libya sau nhiều tháng phong tỏa khiến đóng cửa hầu hết sản xuất dầu thô ở đó, cũng như mức tuân thủ yếu theo thỏa thuận giảm sản lượng của các nhà sản xuất như Iraq và Nigeria.
Các nhà phân tích tại Energy Aspects cho biết “thị trường phải tiêu thụ hàng triệu thùng dầu sẽ được giải phóng từ kho dự trữ. Khi giá dầu tăng, sản lượng dầu thô sẽ tiếp tục giảm tháng nữa do sự suy giảm cơ bản mạnh, nhưng tốc độ sụt giảm có thể giảm đáng kể”.
Trong ngày chủ nhật (7/6), công ty dầu nhà nước Saudi Aramco tăng giá bán các loại dầu thô giao tháng 7/2020 trong một động thái có thể không khuyến khích mua dự trữ nhưng có thể giúp giảm tồn kho.
Hoàng từ Abdulaziz cho biết sự tăng giá bán dầu thô của Saudi Arabia có thể được thấy như một chỉ số sự trở lại nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ được dự định kéo dài tới tháng 4/2022 nhưng ở mức độ thấp hơn sau tháng 7/2020.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết còn sớm để dự báo tình trạng trong tháng 8/2020, bổ sung rằng tình trạng tiên quyết chính cho bất kỳ việc gia hạn thỏa thuận sẽ là tốc độ phục hồi trong nhu cầu và mức tồn kho.
OPEC và các đồng minh hiện nay sẽ thực hiện cuộc họp của ủy ban giám sát hàng tháng để quyết định cắt giảm sâu sau tháng 7/2020. Theo một kế hoạch hồi tháng 4/2020, việc cắt giảm sẽ giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày cho tới hết năm 2020, và sau đó xuống 5,8 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 16 tháng từ tháng 1/2021 tới tháng 4/2022.
 

Nguồn: VITIC/Reuters