Giá dầu thô Brent giảm 67 US cent tương đương 2% xuống 32,55 USD/thùng, sau khi giảm hơn 7% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 28%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 18/1/1991 và giảm 29% kể từ khi bùng nổ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 66 US cent tương đương 2,1% xuống 30,84 USD/thùng sau khi giảm hơn 1 USD trong đầu phiên giao dịch. Giá dầu giảm 4,5% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 25%, mức giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 19/12/2008. Tính đến nay, giá dầu giảm 27% kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguồn cung dầu từ Saudi Arabia và UAE gia tăng gây áp lực giá, sau thỏa thuận với Nga nhằm hỗ trợ giá vào tuần trước bất thành.
Eurasia Group cho biết, virus corona gây sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu – lần đầu tiên – trong nhiều năm, đồng thời sản lượng dầu tại Saudi Arabi và Nga tăng có thể thúc đẩy nguồn cung vượt 4 triệu thùng/ngày.
4 triệu thùng/ngày tương đương khoảng 4% mức tiêu thụ toàn cầu trước khi virus corona bùng phát tại Trung Quốc.
Giá dầu giảm cũng bị tác động bởi thị trường chứng khoán suy giảm, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 10% sau khi thị trường Mỹ giảm mạnh nhất kể từ ngày thứ Hai năm 1987.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lệnh cấm du lịch đến Mỹ từ châu Âu, khiến thị trường thế giới xáo trộn từ sự kiện thể thao đến đám cưới đều bị hủy bỏ do virus corona lây lan mạnh ra nhiều quốc gia.
Khí tự nhiên tại Mỹ giảm theo xu hướng giá dầu
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 2% theo xu hướng giá dầu giảm 5%, song mức giảm được hạn chế bởi dự báo thời tiết tại Mỹ lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong hơn 2 tuần tới cao hơn so với dự báo trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 3,7 US cent tương đương 2% xuống 1,841 USD/mmBTU.
Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm 37% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019, do sản lượng đạt gần mức cao kỷ lục và thời tiết mùa đông ôn hòa.

Nguồn: VITIC/Reuters